Tăng cường chất lượng đào tạo cán bộ xã thôn: Tại sao và làm thế nào?

15/12/2008

Có thể khẳng định rằng việc chính sách hỗ trợ, chính sách phát triển có xuống được thực tế người dân nông thôn hay không phụ thuộc lớn vào năng lực và tổ chức thể chế cấu trúc vận hành cấp xã, thôn. (Viện dân tộc học)

Tuy nhiên, để tăng cường chất lượng đào tạo cán bộ xã thôn, việc xây dựng kế hoạch đào tạo cần xuất phát từ nhu cầu thực tế, có đánh giá nhu cầu đào tạo cán bộ xã, phường, có ý nghĩa thiết thực với nhu cầu địa phương. Ở các vùng núi phía Bắc, phần lớn diện tích đất là đất dốc (cả Tây Bắc và Đông Bắc), nên nhu cầu bà con cần tìm hiểu là kiến thức khai thác và sử dụng đất dốc như thế nào? Trên thực tế hiện nay, tỷ lệ nông dân bỏ đất cao hơn tỷ lệ nông dân đang sản xuất trên địa bàn, do không có thủy lợi (do Lạng Sơn, Lai Châu), do không có nước, Nghệ An cũng vậy, chỉ cần có nước là nông dân đủ lúa ăn. (Viện Dân tộc học)

Ở một số địa phương, nguồn lao động xuất khẩu ra nước ngoài đang là hướng đi mũi nhọn cho địa phương, vừa giải quyết lao động việc làm, từ đó giải quyết được manh mún ruộng đất, để giải phóng đất đai tích tụ ruộng đất. Ngoài ra, việc xuất khẩu lao động giúp thay đổi phong cách làm việc chuyên nghiệp về nông thôn, thay đổi văn hóa làm việc, thái độ làm việc. Vốn người lao động tích lũy từ xuất khẩu lao động là nguồn vốn tại chỗ, có thể đầu tư phát triển kinh tế tại ngay các xí nghiệp sản xuất tại huyện, hoặc tại tỉnh, như vậy thúc đẩy đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn sẽ dựa vào đội ngũ lao động xuất khẩu. Tuy vậy, hiện nay có nhiều chủ trương như xuất khẩu lao động, nhưng vấn đề đào tạo cho lao động xuất khẩu, cấp quota cho các công ty xuất khẩu lao động chưa rõ ràng. Nhiều hộ phải thế chấp sổ đỏ đất đai để nộp vào các công ty xin xuất khẩu lao động, nhiều năm, có khi cũng không dược giải quyết (Đại học Thái Nguyên)

Chất lượng giảng viên, giáo viên địa phương chưa thực sự cao. Cần nghiên cứu và xây dựng cơ chế để nâng cao hiệu quả phối hợp và huy động các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên của Trường Đại học ở địa phương trong xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội địa phương (Đại học Thái Nguyên)

Ngoài ra, việc đào tạo lý thuyết phải gắn với thực hành, gắn giữa lý thuyết với các mô hình trình diễn, có tác dụng cầm tay chỉ việc cho bà con. Việc xây dựng nội dung đào tạo cần có kiểm duyệt về nội dung, việc biên soạn giáo trình tài liệu phải được đầu tư để phù hợp với trình độ và nhận thức của người dân miền núi. (Ban Dân tộc Tỉnh)


Tin khác