Một số tồn tại, vướng mắc của chương trình và Đề xuất, kiến nghị cho năm 2009

24/12/2008

Đề nghị UBND tỉnh, Đại sứ quán Đan Mạch có ý kiến với Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn các chế độ chính sách đồng nhất giữa các tỉnh để thuận lợi cho công tác thực hiện chương trình và thanh, quyết toán, kiểm toán. Một số tồn tại, vướng mắc của chương trình:

- Khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện cơ chế chính sách tài chính, vì chưa có cơ chế chính sách đồng bộ dành riêng cho Chương trình nên khó thực hiện.

- Chương trình triển khai chậm so với tiến độ đề ra vì vậy năm 2008 phải thực hiện cả kinh phí của năm 2007 nên khối lượng công việc rất lớn khó có thể rải ngân hết kinh phí.

- Chương trình triển khai chậm so với thời điểm giao dự toán ngân sách của Chính phủ Việt Nam. Đến nay kế hoạch thực hiện chương trình năm 2008 chưa được UBND tỉnh phê duyệt.

Đề xuất, kiến nghị:

- Về cơ chế Tài chính: Đề nghị UBND tỉnh, Đại sứ quán Đan Mạch có ý kiến với Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn các chế độ chính sách đồng nhất giữa các tỉnh để thuận lợi cho công tác thực hiện chương trình và thanh, quyết toán, kiểm toán.

- Đề nghị UBND tỉnh xem xét phê duyệt kế hoạch năm 2008 để Chương trình sớm được triển khai hoạt động.

- Đến nay, thành phần Ban chỉ đạo chương trình đã có nhiều thay đổi: Đồng chí trưởng ban, đồng chí phó ban thường trực và một số thành viên khác đã chuyển công tác sang lĩnh vực khác vì vậy đề nghị UBND tỉnh sớm kiện toàn bộ máy Ban chỉ Đạo, Ban quản lý tỉnh, Ban điều phối các huyện, thành lập ban điều phối xã và hội đồng phát triển thôn bản.

- Năm 2009, huyện Than Uyên được chia tách thành 2 huyện là huyện Than Uyên và huyện Tân Uyên trong đó: Huyện Tân Uyên có 9 xã và 01 thị trấn, huyện Than Uyên có 11 xã và 01 thị trấn. Vì vậy, để dự án hoạt động đạt hiệu quả đề nghị UBND tỉnh cho phép được kiện toàn Ban điều phối huyện Than Uyên và thành lập mới Ban điều phối huyện Tân Uyên.

- Do năm 2008, dự kiến triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch đạt 4.660.365.000 đồng vì vậy BQL Chương trình đề nghị Ban chỉ đạo, Đại sứ quán Đan Mạch cho phép được chuyển số kinh phí còn lại của Chương trình năm 2008 sang thực hiện vào năm 2009 là 28.062,635 triệu đồng.

- Đề nghị Ban chỉ đạo chương trình, Đại sứ quán Đan Mạch cho phép được lồng ghép các vấn đề về biến đổi khí hậu vào trong các hoạt động của Chương trình như sau:

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 1.500 triệu đồng để thực hiện một số hoạt động sau:

+ Tổ chức các buổi hội thảo về Xây dựng và áp dụng các Chương trình phòng chống thiên tai như: Bảo tồn rừng đầu nguồn

+ Trang bị dụng cụ bảo quản, phương tiện vận chuyển nông sản, vật phẩm

+ Phân bố dân cư hợp lý có tính đến rủi ro thiên tai lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương.

+ Hội thảo về Lựa chọn giống, chủng loại cây, con phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhường từng khu vực...

- Do khối lượng công việc quá lớn nên với 3 cán bộ hỗ trợ không đáp ứng được yêu cầu công việc nên đề nghị Đại sứ quán Đan Mạch, UBND tỉnh cho bổ sung thêm 2 - 3 cán bộ hỗ trợ.


(Trích: Báo cáo hoạt động chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Lai Châu)

Tin khác