Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam

24/03/2006

Hà nội, ngày 23 tháng 3 năm 2006, tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, trong khuôn khổ dự án MISPA, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) báo cáo cuối kỳ đề tài “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”.

Hà nội, ngày 23 tháng 3 năm 2006, tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, trong khuôn khổ dự án MISPA, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) báo cáo cuối kỳ đề tài “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”.| Tới dự có TS Đặng Kim Sơn Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, TS Lê Xuân Bá Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW,  đại diện dự án MISPA, đại diện Vụ Nông nghiệp Phát triển Nông Thôn Ban Kinh tế TW Đảng, và đông đảo các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành từ các Viện nghiên cứu, Trường Đại học của Việt Nam.

Nghiên cứu trình bày một số nhận định chung về các chính sách có tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, đề cập đến thực trạng nguồn lao động nông thôn về chất lượng và độ tuổi, đồng thời cũng khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong thời gian qua, và minh họa một số hình thức chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở một số địa phương như các làng nghề ở Hà Tây, chuyển dịch kết hợp với phát triển khu công nghiệp ở Quảng Nam, phát triển khu công nghiệp ở Hưng Yên, và phát triển việc làm phi nông nghiệp ở vùng thuần nông An Giang.

Trên cơ sở đó, báo cáo lồng ghép phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam, theo hai chiều “kéo” và “đẩy” lao động nông thôn chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp. Nhóm thực hiện đề tài đã tổng hợp các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thành  6 nhóm chính: yếu tố đất đai sản xuất nông nghiệp, mức độ công nghiệp hoá của địa phương, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương, các chính sách của nhà nước và địa phương về tạo việc làm xoá đói giảm nghèo, trình độ giáo dục, độ tuổi và giới tính của lao động nông thôn, yếu tố về thu nhập và sử dụng mô hình kinh tế lượng để lượng hoá được mức độ và xu hướng tác động của từng yếu tố.

Hội nghị báo cáo cuối kỳ đề tài cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành về phát triển nông thôn về phương pháp tiếp cận, đề xuất chính sách để việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đạt hiệu quả cao hơn.

Phạm Hoàng Ngân


Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC