Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất mô hình liên kết sản xuất trong chuỗi ngành hàng rau chất lượng cao tại Lâm Đồng

01/01/2011

Nguyễn Thị Liên

Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất mô hình liên kết sản xuất trong chuỗi ngành hàng rau chất lượng cao tại Lâm Đồng
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Liên
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng thể:
Đề xuất mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ rau nhằm nâng cao hiệu quả trong chuỗi ngành hàng rau chất lượng cao tại Lâm Đồng
Mục tiêu cụ thể
– Rà soát lại hiện trạng phát triển của chuỗi giá trị rau chất lượng cao tại Lâm Đồng, hiện trạng các mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi SX- tiêu thụ;
– Đánh giá các ưu nhược điểm của mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau chất lượng cao tại Lâm Đồng;
– Đánh giá tác động của các chính sách hiện có cho việc phát triển các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau chất lượng cao tại Lâm Đồng;
– Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách thúc đẩy hoàn thiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau chất lượng cao tại Lâm Đồng
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Cách tiếp cận chuỗi giá trị ngành hàng
- Cách tiếp cận có sự tham gia
– Địa bàn nghiên cứu thuộc vùng sản xuất rau tập trung của Lâm Đồng: Đơn Dương, huyện Đức Trọng và thành phố Đà Lạt
– Loại rau chất lượng cao trồng phổ biến, sản lượng cao, mang tính hàng hóa và đa dạng về các hình thức liên kết và các kênh phân phối trên thị trường: Bắp cải
– Phỏng vấn sâu qua bảng hỏi soạn sẵn
– Điều tra chuyên đề
Số liệu thông tin thứ cấp qua các tài liệu sẵn có:
Tổng hợp các lý thuyết, lý luận liên quan đến liên kết trong sản xuất tiêu thụ nông sản. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu sẵn có trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề nghiên cứu như loại hình liên kết, các hoạt động và hiệu quả của mối liên kết. Thông tin từ các báo cáo, tài liệu, văn bản liên quan từ các ban ngành trong tỉnh. Thu thập số liệu từ hóa đơn bán hàng, số liệu thu mua hàng của doanh nghiệp, HTX.
3. Nội dung nghiên cứu
– Tổng quan hiện trạng về hình thức liên kết trong chuỗi giá trị rau chất lượng cao tại Lâm Đồng;
– Nghiên cứu điển hình mô tả thực trạng các hình thức tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ rau chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
– Rà soát các chính sách hiện có cho việc phát triển các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau chất lượng cao tại Lâm Đồng.
4. Kết quả nghiên cứu
- Các KQ nghiên cứu điển hình
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có hai mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ chính trong chuỗi giá trị bắp cải Lâm Đồng gồm: (1) gồm hộ nông dân liên kết trực tiếp với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản theo hình thức hợp đồng nông sản (hợp đồng nông sản), (2) hộ nông dân liên liên kết sản xuất tiêu thụ theo hình thức xã viên trong HTX sản xuất rau an toàn (HTX sản xuất tiêu thụ rau an toàn); bên cạnh đó nghiên cứu này cũng điều tra về hình thức tổ chức sản xuất, hiệu quả sản xuất của nông dân sản xuất tự do và tiêu thụ thông qua bán sản phẩm cho thương lái.
Mô hình HTX sản xuất tiêu thụ RAT Xuân Hương là mô hình vừa tạo được sự liên kết ngang giữa các hộ nông dân vừa tạo được liên kết dọc với các đối tượng hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và đối tượng tiêu thụ sản phẩm. Là một mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sx rau
Mô hình hợp đồng nông sản đem lại lợi nhuận cao cho nông dân nhờ việc bán sản phẩm với giá cao nhờ cung cấp rau để xuất khẩu và đạt năng suất cao nhờ áp dụng các giống mới và được hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật canh tác từ phía công ty ký hợp đồng. Tuy nhiên hình thức liên kết này hiện nay khó mở rộng và đảm bảo liên kết chặt chẽ do hạn chế như: i) thị trường xuất khẩu theo mùa, không ổn định nên khiến doanh nghiệp không thể ký hợp đồng lâu dài với nông dân, ii) đòi hỏi nông dân tham gia phải có diện tích sản xuất và vốn sản xuất lớn, trình độ áp dụng kỹ thuật cao, iii) việc soạn thảo các điều kiện hợp đồng, phân loại và định giá sản phẩm đều do doanh nghiệp quyết định khiến nông dân phải chịu phần thiệt thòi, iv) Hợp đồng dễ bị phá vỡ bởi hai bên do không có đơn vị nào đứng ra bảo đảm, giám sát và xử lý vi phạm.
Nhà nước đã có hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành hàng rau theo hướng chất lượng cao nói riêng cũng như phát triển các hình thức liên kết sản xuất tiêu thụ rau. Tuy nhiên kết quả tác động của các chính sách này vẫn chưa được thật sự rõ nét. Vai trò của các tổ chức nông dân tại địa phương mới chỉ phát huy mạnh trong lĩnh vực phổ biến kỹ thuật mà còn hạn chế trọng việc hỗ trợ các hộ nông dân tham gia vào các liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.
- Các đề xuất
Chính sách thúc đẩy hình thức liên kết theo hợp đồng nông sản
Chính sách thúc đẩy hình thức liên kết theo mô hình HTX sản xuất tiêu thụ RAT

Tin khác