Khả năng cạnh tranh kinh tế và tài chính của lúa gạo và một số cây hoa màu làm thức ăn gia súc ở Miền bắc và Miền nam Việt nam - Tóm tắt phương pháp luận và các kết quả chính

14/04/2015

Các mục tiêu chính của bài viết này nhằm:
(i) Mô tả phương pháp luận của Ma trận Phân tích Chính sách và ý nghĩa của các chỉ số kinh tế và tài chính chủ chốt;
(ii) Dẫn chứng các cơ sở thiết lập giả định cơ bản sử dụng trong phân tích; và
(iii) Tóm tắt và giải thích ngắn gọn các kết quả định lượng chính và các kết quả thử độ nhạy. giống, phân bón, hoá chất) để tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cao hơn cùng với việc quản lý cây trồng tốt hơn.

Các phát hiện trong nghiên cứu này giúp củng cố thêm bằng chứng thực tiễn khá là trớ trêu về khả năng sinh lợi thấp của hoạt động sản xuất lúa gạo ở những vùng trồng lúa quan trọng, đặc biệt khi nông dân áp dụng phương thức sản xuất truyền thống sử dụng nhiều yếu tố đầu vào. Điều đáng ngạc nhiên là kể cả trong sản xuất quy mô rất nhỏ như thường gặp ở cả miền Bắc và miền Nam, thì sản xuất lúa vẫn có thể hoàn toàn không hiệu quả về mặt xã hội. Điều này có nghĩa là, khi tính thêm một số chi phí khác mà người nông dân không chi trả trực tiếp, các chi phí xã hội của phương thức suất này có thể vượt quá cả giá trị của nó. Cách tính toán này KHÔNG tính đến các tác động môi trường tiêu cực do thâm canh lúa ở một số tỉnh - kể cả các ảnh hưởng tiêu cực của tồn dư hóa chất và phân bón đối với các loại cá và chất lượng nước uống. Nếu xét đến cả các tác động môi trường (tiêu cực), thì kết quả tính toán sẽ còn kém hơn nữa.

Ít nhất là các mô hình áp dụng tại tỉnh An Giang có vẻ như đã cho thấy các lợi ích kinh tế và tài chính nhất định khi trồng lúa ở một quy mô lớn hơn - ví dụ, các cơ sở canh tác quy mô "vừa” và một nhóm các hộ nông dân dồn thửa để có những lô đất canh tác lớn hơn. Ngoài ra, các lợi ích thu được có vẻ cũng lớn hơn - kể cả đối với người nông dân và lẫn xã hội nói chung - khi chúng ta chuyển sang áp dụng các mô hình sản xuất cải tiến giảm đầu vào, và khi có các cơ hội thị trường, chuyển hướng sang sản xuất các giống gạo đặc sản như các giống gạo thơm có giá trị thương mại cao hơn.

Những phát hiện này cho thấy lợi nhuận cao tiềm năng của các chương trình của chính phủ hoặc các đối tác công-tư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các chương trình này sẽ:

•       Hỗ trợ hợp nhất các chủ sở hữu đất đai và hỗ trợ các hệ thống canh tác lúa gạo;

•       Tạo điều kiện giúp nông dân chấp nhận các mô hình sản xuất lúa gạo bền vững/giảm lượng đầu vào

•       Tạo điều kiện giúp nông dân chấp nhận sản xuất loại gạo đặc sản theo hợp đồng với người mua trung gian; và

•       Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân luân canh và áp dụng các mô hình canh tác hỗn hợp, đặc biệt cho các hộ nông dân canh tác nhỏ lẻ và những hộ canh tác lúa trong những điều kiện ít thuận lợi (và trong những mùa vụ nhất định).[1]

Kết quả từ việc phân tích thực hiện tại các tỉnh được lựa chọn ở phía Bắc mang tính khuyến nghị hơn là kết luận. Tuy nhiên, những phát hiện trong nghiên cứu ở Nam Định và Phú Thọ cho thấy sản xuất lúa gạo ở những vùng này không có hiệu quả kinh tế, trái ngược với việc trồng ngô và sắn. Hai loại cây trồng này - làm thức ăn gia súc - còn mang lại lợi nhuận lớn hơn cho nông dân, đặc biệt là khi họ áp dụng các giống cải tiến. Mặc dù có giả thuyết trồng các loại cây làm thức ăn gia súc và làm thực phẩm thay thế sẽ vượt trội hơn khi so sánh với lúa trồng theo phương pháp truyền thống, nhưng phân tích này cho thấy sự cần thiết phải thực hiện phân tích so sánh hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lợi cho người nông dân từ việc trồng lúa so với việc trồng các loại hoa màu làm thức ăn gia súc và cây thực phẩm thay thế. Những so sánh như vậy cũng cần phải được thực hiện ở cả đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác. Chúng ta cần phải kiểm tra trên quy mô rộng hơn cả về tính khả thi kỹ thuật và tác động kinh tế/tài chính của những thay đổi tiềm năng từ cây lúa sang các cây trồng thay thế trong các mùa nhất định.

Nhờ vào sự tăng trưởng lâu dài về năng suất và thâm canh cây trồng, hiện nay Việt Nam được hưởng thặng dư rất lớn trong sản xuất lúa, với kim ngạch xuất khẩu chiếm tới gần một phần ba sản lượng. Với quá trình đô thị hóa, tăng trưởng thu nhập, và các yếu tố khác, tổng mức tiêu thụ gạo và tiêu thụ gạo bình quân đầu người của Việt Nam đã bắt đầu giảm xuống. Phân tích gần đây cho thấy rằng hiện tượng này sẽ còn tiếp tục trong phần lớn thời gian của hai thập kỷ tiếp theo cho đến khi mức tiêu thụ giảm xuống mức thấp hơn 10-15% so với mức tiêu thụ quốc gia hiện nay. Trong bất kỳ kịch bản thực tế nào - bao gồm cả ảnh hưởng dự kiến của biến đổi khí hậu, Việt Nam trong tương lai gần vẫn còn ở trong tình trạng dư thừa gạo rất lớn (từ 5 đến 10 triệu tấn mỗi năm). Điều kiện thuận lợi này giúp Việt Nam có thể thực hiện các hoạt động để tạo điều kiện cho hệ thống nông nghiệp linh hoạt hơn và cân nhắc kỹ hơn về hiệu quả kinh tế, phúc lợi cho nông dân, và tác động môi trường trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và các quyết định về đầu tư công và dịch vụ hỗ trợ trong nông nghiệp

Trong khi chiến lược phát triển nông nghiệp trước đây chú trọng vào sản xuất lúa gạo ở vùng đồng bằng và dồn hầu hết các hỗ trợ kỹ thuật và thủy lợi cho sản xuất lúa gạo, nhưng nay sự thay đổi các xu hướng tiêu dùng trong nước và vận dụng kinh tế học trong sản xuất lúa gạo và các cây trồng thay thế dẫn tới nhiều chiến lược khác nhau - phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và sinh thái nông nghiệp địa phương. Sản xuất gạo chuyên môn hóa có thể sẽ vẫn là mô hình tiêu chuẩn ở một số khu vực (có điều kiện canh tác lúa thuận lợi), tuy nhiên cơ cấu đa dạng hơn về cây trồng, thủy hải sản, gia súc cũng sẽ được lưu tâm ở những nơi khác. Cùng với các phân tích chi tiết hơn về việc thay đổi cơ cấu tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho thực phẩm, các mô hình phân tích được đưa ra trong bài này - tuy được áp dụng cho nhiều doanh nghiệp chăn nuôi/ trồng trọt - cần phải chứng minh có lợi cho việc xây dựng hoặc xây dựng lại các chính sách và chiến lược.

Bạn đọc có thể đọc toàn bộ tài liệu tiếng việt tại đây

Bạn đọc có thể đọc toàn bộ tài liệu tiếng anh tại đây

[1] Những khuyến nghị này thống nhất với những khuyến nghị đã được đưa ra trong một nghiên cứu trước đó (Ngân hàng Thế giới 2012), khuyến nghị việc phân biệt giữa các khu vực trồng lúa "cốt lõi" và "thứ cấp" ở đồng bằng sông Cửu Long và áp dụng các hệ thống chiến lược và biện pháp can thiệp nhà nước khác nhau để thực hiện mục tiêu ngành và cải thiện phúc lợi cho nông dân..

 


John Keyser, Steven Jaffee, và Tuan Do Anh Nguyen

Tin khác