Năm 2020, tăng diện tích đất nông nghiệp trên 27.000ha

21/03/2016

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, đến năm 2020, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.038,09 nghìn hecta, tăng 306,33 nghìn hecta so với Nghị quyết của Quốc hội.

Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các địa phương đã phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho 701/724 đơn vị hành chính cấp huyện.

 

Theo đó, đến năm 2020 diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.038,09 nghìn hecta (năm 2015, tổng diện tích các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp là 26.791,58 nghìn hecta), tăng 306,33 nghìn hecta so với Nghị quyết của Quốc hội.

Theo Nghị quyết của Quốc hội từ năm 2010 đến năm 2020, đất trồng lúa cho phép giảm là 307,75 nghìn hecta (đất chuyên trồng lúa nước giảm 75,58 nghìn ha). Như vậy, giai đoạn 2016 - 2020 đất trồng lúa còn được phép giảm 218,31 nghìn hecta (đất chuyên trồng lúa nước được phép giảm 53,47 nghìn ha).

Trên cơ sở xem xét, cân đối kết quả thực hiện và đề xuất nhu cầu của các địa phương để nâng cao hiệu quả kinh tế, đời sống của người nông dân và an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất, đến năm 2020, đất trồng lúa cả nước có thể giảm xuống còn 3.760,39 nghìn hecta (giảm 270,36 nghìn hecta so với năm 2015) điều chỉnh giảm thêm 52,04 nghìn hecta so với Nghị quyết của Quốc hội (3.812 nghìn hecta); đất chuyên trồng lúa nước là 3.128,96 nghìn hecta (giảm 146,42 nghìn hecta so với năm 2015), điều chỉnh giảm thêm 92,95 nghìn hectaa so với Nghị quyết Quốc hội (3.222 nghìn hecta). Việc giảm diện tích đất trồng lúa là để chuyển mục đích cho phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ nhất là giao thông theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII và để các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai.

Diện tích giảm tập trung chủ yếu tại các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau. Đồng thời, trong 3.760,39 nghìn hecta đất trồng lúa, cho phép khoảng 400 nghìn hecta được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng được bảo vệ, không làm mất các điều kiện phù hợp để khi cần thiết vẫn trồng lúa trở lại nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa.

Theo tính toán, với 3.760,39 nghìn hecta đất trồng lúa với hệ số sử dụng đất trồng lúa bình quân là 1,95 lần thì diện tích gieo trồng lúa hàng năm vẫn đạt trên 7 triệu hecta và với năng suất bình quân khoảng 60 tạ/ha/năm thì sản lượng lúa đạt 42 triệu tấn/năm, bình quân khoảng 420 kg/người/năm vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia theo Kết luận số 53-KL/TW ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Bộ Chính trị.

Theo tính toán của các chuyên gia, với 3.760,39 nghìn hecta đất trồng lúa thì diện tích gieo trồng lúa hàng năm trên 7 triệu hecta; với năng suất bình quân khoảng 60 tạ/ha/năm thì sản lượng lúa đạt 42 triệu tấn/năm, vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia theo Kết luận số 53-KL/TW ngày 05/8/2009 của Bộ Chính trị. Do vậy, Chính phủ đề nghị Quốc hội biểu quyết thông qua diện tích đất trồng lúa cấp quốc gia đến năm 2020 là 3.760,39 nghìn hecta, đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên) là 3.128,96 nghìn hecta; trong 3.760,39 nghìn hectađất trồng lúa, có khoảng 400 nghìn hecta được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng được bảo vệ để không làm mất các điều kiện phù hợp để khi cần thiết vẫn trồng lúa trở lại nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa.

Trong báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, ý kiến Ủy ban kinh tế của Quốc hội tán thành với đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh diện tích đất trồng lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Theo Kinh tế nông thôn


Tin khác