Nhãn lồng Hưng Yên trên đường xây dựng thương hiệu.

16/08/2006

Sáng ngày 11 tháng 8 năm 2006, tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn ra “ Hội nghị khách hàng: “Củng cố chuỗi giá trị Nhãn lồng Hưng Yên”. Tham dự hội nghị có TS. Đặng Kim Sơn (Viện CS&CL PTNN NT), ông Trần Việt Hùng ( Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ KHCN), bà Angelia (cố vấn GTZ), ông Vũ trọng Bình (GĐ Trung tâm Phát triển nông thôn-Viện CS&CL)

Sáng ngày 11 tháng 8 năm 2006, tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn ra “ Hội nghị khách hàng: “Củng cố chuỗi giá trị Nhãn lồng Hưng Yên”. Tham dự hội nghị có TS. Đặng Kim Sơn (Viện CS&CL PTNN NT), ông Trần Việt Hùng ( Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ KHCN), bà Angelia (cố vấn GTZ), ông Vũ trọng Bình (GĐ Trung tâm Phát triển nông thôn-Viện CS&CL)|, Phó Viện trưởng Viện phát triển DN (VCCI) cùng các đại biểu của một số doanh nghiệp và HTX khác.

Mục đích của hội nghị là làm thế nào để nhãn lồng Hưng Yên có sản lượng ổn định, đồng đều, chất lượng, áp dụng qui trình và tiến bộ kỹ thuật mới để cải tạo, thâm canh vườn nhãn đã có. Xây dựng thương hiệu, xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý-xuất xứ tên gọi hàng hóa “ Nhãn lồng Hưng Yên”. Trước yêu cầu đó, Trung tâm phát triển nông thôn-Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và tổ chức hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) đã phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội nhãn lồng tỉnh Hưng Yên đã tiến hành dự án “ Hỗ trợ củng cố chuỗi giá trị sản phẩm: Nhãn lồng Hưng Yên”. Mục đích của dự án nhằm liên kết các hộ sản xuất nhãn, xây dựng qui trình sản xuất tập thể đảm bảo ổn định sản phẩm và chất lượng sản phẩm; kết nối với thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm; nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và tiến tới thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay nhãn lồng Hưng Yên đang gặp rất nhiều khó khăn. Với sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia về ngành hàng, cục sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp cũng như các nhà phân phối và tiêu thụ, sản phẩm “Nhãn lồng Hưng Yên” muốn đạt được cả về giá trị hữu hình (chất lượng sản phẩm) và giá trị vô hình ( thương hiệu) thì cần phải cải thiện về nguồn giống. quy cách trồng, đóng gói, bảo quản, tiêu thụ, quản lý chất lượng... Đặc biệt là trong việc xác định chỉ dẫn địa lý-xuất xứ Nhãn lồng Hưng Yên, nhằm đăng ký và quảng bá thương hiệu, tránh thiệt hại cho người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ hợp tác và kinh doanh giữa sản xuất, chế biến, thương mại và dịch vụ Nhãn lồng Hưng Yên trên cả nước và nước ngoài.

Nguyễn Trang Nhung

Tin Liên Quan
Quảng bá thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên

Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC