Chuyên gia tư vấn nhập, xử lý và phân tích số liệu điều tra về tác động của các FTAs mới tới chuỗi giá trị và các tác nhân của ngành hàng cà phê tại tỉnh Sơn La, Đak Lak và Lâm Đồng

19/06/2020

Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam”

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Chuyên gia tư vấn nhập, xử lý và phân tích số liệu điều tra về tác động của các FTAs mới tới chuỗi giá trị và các tác nhân của ngành hàng cà phê tại tỉnh Sơn La, Đak Lak và Lâm Đồng

 

1. Giới thiệu vChương trình

            Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Chương trình Aus4Reform) nhằm hỗ trợ các cơ quan Việt Nam thúc đẩy năng suất lao động và năng lực cạnh tranh tại Việt Nam. Chương trình hỗ trợ việc xây dựng các chính sách, pháp luật, thể chế có chất lượng thông qua tham vấn, truyền thông và củng cố các cơ sở bằng chứng cho các chính sách kinh tế trên cơ sở học tập kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của Ốt-xtrây-lia.

Các kết quả dự kiến của Chương trình (vào cuối năm 2020) bao gồm:

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và công bằng hơn, hướng tới mục tiêu có ít nhất một triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2020;

- Hình thành và phát triển các thị trường sản phẩm và thị trường các nhấn tố sản xuất mang tính cạnh tranh và minh bạch hơn;

- Xây dựng hệ thống thể chế, luật pháp về cạnh tranh công bằng và mạnh hơn, kiểm soát có hiệu quả độc quyền, thống lĩnh trong kinh doanh;

- Đẩy nhanh tái cơ cấu nông thôn, hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất lao động ở khu vực nông thôn

- Thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ, giảm khoảng cách về giới trong năng suất lao động và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng năng suất.

Chương trình gồm 5 cấu phần, bao gồm:

Cấu phần 1: Hoàn thiện khung khổ pháp luật về môi trường kinh doanh, hình thành và phát triển đồng bộ thị trường các nhân tố sản xuất

Cấu phần 2: Tăng cường các thể chế cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Cấu phần 3: Tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu nông thôn và tăng khả năng cạnh tranh của các yếu tố thị trường

Cấu phần 4: Tăng cường tiếng nói của doanh nghiệp trong giám sát thực hiện quá trình tái cơ cấu kinh tế

Cấu phần 5: Quỹ linh hoạt nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan tới năng lực cạnh tranh.

        Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) là cơ quan chủ quản, điều phối Chương trình. Các cơ quan phối hợp thực hiện Chương trình gồm: Bộ Công thương (Cục Quản lý cạnh tranh); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế Quốc hội và một số địa phương.

2. Mục tiêu của nhiệm vụ tư vấn và phương pháp thực hiện

2.1 Bối cảnh

Là một trong năm cấu phần của Chương trình, Cấu phần 3 “Tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu nông thôn và tăng khả năng cạnh tranh của các yếu tố thị trường” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện nhằm mục tiêu góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn và tăng năng suất lao động của người dân nông thôn. Trọng tâm của cấu phần hướng tới nâng cao khả năng tiếp cận những cơ hội kinh tế giá trị gia tăng cao hơn ở nông thôn thông qua thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và cải thiện năng suất lao động.

Trong năm thứ ba, Cấu phần dự kiến sẽ hoàn thành Đầu ra 1 về nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế tới kinh tế nông thôn, trong đó tập trung đánh giá tác động hội nhập kinh tế tới ngành hàng cà phê – một trong ba ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ đó, Cấu phần sẽ đưa ra những đề xuất nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của hội nhập tới ngành hàng cà phê.

Vì vậy, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cần một chuyên gia thực hiện nhập, xử lý và phân tích số liệu của cuộc khảo sát liên quan về tác động của các cam kết thương mại tự do mới tới chuỗi giá trị và các tác nhân ngành hàng cà phê.

2.2 Mục tiêu

Mục tiêu là giúp Cấu phần cung cấp các bảng biểu số liệu khảo sát thực địa về tác động của các hiệp định thương mại tự do mới đến chuỗi giá trị và các tác nhân ngành hàng cà phê phục vụ viết báo cáo tổng hợp.

2.3. Phạm vi nghiên cứu/báo cáo

- Thiết kế form nhập liệu phù hợp với bảng hỏi điều tra trên phần mềm excel/acces;

- Làm sạch và nhập số liệu khảo sát về tác động của các hiệp định thương mại tự do mới tới chuỗi giá trị và các tác nhân của ngành hàng cà phê tại Sơn La, Đak Lak và Lâm Đồng.

- Xử lý, tính toán số liệu điều tra, xây dựng các bảng biểu và viết báo cáo mô tả bảng biểu.

2.4 Các sản phẩm bàn giao

- Bộ CSDL điều tra thực địa tại Sơn La, Đak Lak, Lâm Đồng dưới dạn file acces và excel đã được làm sạch.

- Các bảng biểu tính toán, chiết xuất từ số liệu điều tra và báo cáo mô tả bảng biểu.

2.5 Yêu cầu đối với chuyên gia

Chuyên gia tư vấn cần:

- Có bằng cử nhân về kinh tế, nông nghiệp, phát triển nông thôn hoặc lĩnh vực khác tương đương;

- Có ít nhất 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ưu tiên có kinh nghiệm trong lĩnh vực thông tin, số liệu về nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Có khả năng xử lý số liệu các bộ số liệu điều tra và hỗ trợ phân tích số liệu;

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc dưới áp lực và hoàn thành theo thời hạn;

- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng Windows và có kỹ năng sử dụng các phần mềm thống kê tin học;

3. Thời gian

Nhiệm vụ này dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 6/2020 và kết thúc vào tháng 7/2020.

4. Chỉ dẫn

Chuyên gia tư vấn sẽ chịu trách nhiệm với Giám đốc Cấu phần. Ban Quản lý cấu phần sẽ hỗ trợ chuyên gia tư vấn.

Phí chuyên gia được xác định theo kinh nghiệm và năng lực của chuyên gia theo Hướng dẫn của LHQ-EU về Chi phí địa phương trong Hợp tác phát triển với Việt Nam – bản cập nhật năm 2017.

5. Yêu cầu về nguồn lực

Nhiệm vụ này cần thực hiện với 15 ngày công chuyên gia.

 

 

 

 


Tin khác