Việt Nam và câu chuyện cafe năm 2012

04/05/2012

Khoảng cách giá giữa abrica và robusta đã thu hút giới đầu tư cafe thế giới đổ tiền vào robusta. Việt Nam ít nhiều được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhờ sự ’đổi ngôi’ này.

Từ đầu năm, giá arabica - hạt cafe chất lượng cao được dùng chuyên dùng chế biến espresso, đã giảm hơn 20% trong khi giá robusta, thường được sử dụng sản xuất café hòa tan, lại tăng gần 10%.
Cả hai thị trường cafe lớn nhất thế giới đều suy yếu từ năm ngoái do kỳ vọng cao ở vụ mùa hạt cafe arabica tại Brazil và robusta ở Việt Nam. Thêm vào đó, nhu cầu hạt café chất lượng thấp hơn ngày càng tăng mạnh đã đẩy giá café robusta, mở rộng khoảng cách giá của hai loại hạt cafe hiện đang thu hút đầu tư.
Giới thương nhân kinh doanh hàng hóa phổ thông khá e dè đầu tư vào arabica trong khi lại rất lạc quan về kinh doanh robusta. "Đó hoàn toàn là vấn đề cái nào mang lại nhiều tiền hơn", một nhà kinh doanh cafe hàng đầu châu Âu nhận định.
Trong nhiều năm, hai thị trường cafelớn là sàn ICE (New York), nơi giao dịch Arabica và sàn Liffe (London) chuyên giao dịch robusta thường xuyên bị thống trị bởi những nhà sản xuất chuyên nghiệp như Nestle và những nhà buôn lớn như Louis Dreyfus Commodities. Các quỹ đầu tư khác cũng đang bắt đầu tham gia vào thị trường, đây là một nguyên nhân gây ra sự bất ổn cao hơn cho thị trường.
Việt Nam và câu chuyện cafe năm 2012
 
Sự suy giảm trong giá giao dịch arabica khác xa so với năm ngoái, khi giá đạt mức cao mức cao nhất trong 34 năm hồi tháng 3/2011, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung do thời tiết xấu ở Colombia - một trong những nhà sản xuất hạt cà phê chất lượng cao hàng đầu thế giới. Sau khi đạt 3,089USD/pound trong năm ngoái, hiện giá đã giảm xuống hơn 40%, chỉ còn 1,82USD/pound.
Brazil là nước sản xuất cafe lớn nhất thế giới và triển vọng về một vụ cafe được mùa mới đã thúc đẩy các quỹ đầu tư và nhiều nhà đầu cơ đặt cược vào những mức giá thấp hơn.
Thị trường robusta ở London được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng cao ở những nước đang phát triển, đặc biệt là các nhà sản xuất robusta như Mexico, quốc gia tiêu tụ phần lớn robusta sản xuất ra. Đặc biệt, Indonesia lâu nay đã trở thành nhà nhập khẩu cafe lớn nhất của Việt Nam từ sau khi sản xuất trong nước giảm 1/3 từ năm 2011.
Tại châu Âu, thương gia và giới phân tích cho rằng nhu cầu robusta cho các loại cafe hỗn hợp của các nhà sản xuất café khi kinh tế đi xuống cũng đã làm ảnh hưởng đến giá trị rổ hàng hóa của những người tiêu dùng bình thường,
Giá robusta bị đẩy lên bởi nông dân Việt Nam găm hàng và chỉ bán khi giá vượt mức 40.000VNĐ (1,9USD)/ pound. Lạm phát cao ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc nông dân ở đây cũng sẽ thích găm hàng hơn là giữ tiền mặt.
"Nông dân Việt Nam hiện đã trở thành những nhà buôn rất kỷ luật", Markus Brüschweiler, Giám đốc thu mua của United Coffe, công ty kinh doanh và sản xuất café chuyên cung cấp cho các siêu thị lớn ở Anh như Tesco và hệ thống McDonald's tại nhiều nước châu Âu nhận xét.
Giới kinh doanh cafecũng cho biết, một nhà kinh doanh lớn đang nắm giữ vị trí lớn hơn bình thường tại thị trường London, kiểm soát hơn 70% cổ phiếu thị trường, và tiếp tục thắt chặt thị trường hạt café chất lượng thấp.
Sau khi đạt lợi nhuận khổng lồ trong quý đầu tiên, các quỹ đầu tư hiện bắt đầu do dự khi triển vọng thị trường cafe có những thay đổi. Điều quan trọng nữa là liệu giá robusta sẽ rơi trở lại, theo xu hướng đi xuống của arabica hay không.
Keith Flury, nhà phân tích của Rabobank - một trong những nhà cho vay để kinh doanh nông nghiệp, tin rằng, "Áp lực thu hoạch có thể sẽ thúc đẩy Việt Nam trong việc bán hàng."
Thập niên 19, Việt Nam hầu như không sản xuất cà phê. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu về sản xuất loại mặt hàng này.
Những năm gần đây, mùa mưa diễn ra khá đều đặn, do vậy, việc Việt Nam quyết định phát triển loại cà phê robusta thay vì loại arabica (mặc dù sau này Việt Nam cũng có sản xuất một lượng nhỏ loại cà phê này) là hoàn toàn đúng đắn, bởi trồng cà phê robusta cũng đơn giản như chính cái tên của nó "robust" - khỏe mạnh.
Ngành sản xuất cà phê hiện vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nhiều thị trường mới nổi trên thế giới. Ngoài Việt Nam, các nước sản xuất cà phê robusta lớn bao gồm Brazil, Indonesia, Ấn Độ và Uganda. Colombialà nước sản xuất cà phê arabica lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil. Ngoài ra, các nước Trung Mỹ cũng là các nước sản xuất cà phê lớn.
 
Theo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam

Nguồn: http://vef.vn/2012-05-04-viet-nam-va-cau-chuyen-cafe-nam-2012


Tin khác