ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN “VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN” Những đổi mới, đột phá về chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã mở ra thời kỳ Đổi Mới tại nước ta. Đó là Chỉ thị 100 năm 1981, Nghị quyết 10 năm 1988. Trong thời kì Đổi Mới, nông nghiệp và nông thôn tiếp tục được xác định là những lĩnh vực đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tháng 6/1993, BCH TƯ Đảng (khóa VII) đã ban hành Nghị quyết số 05 về tiếp đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn. Đặc biệt, tháng 3/2002, tại Hội nghị TƯ lần thứ V, BCH TƯ Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết 15-TW (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kì 2001-2010. Dưới tác động của những chủ trương đúng đắn của Đảng và sự triển khai, quản lý có hiệu quả các các cơ quan chính phủ các cấp, đến nay nông nghiệp đã có bước phát triển mới, tình hình nông thôn có nhiều khởi sắc và đời sống vật chất, tinh thần của nông dân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta về tới nay vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng hiệu quả thấp và sức cạnh tranh yếu; đời sống nông dân còn còn thấp so với khu vực thành thị; nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiết bền vững. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề 'nông nghiệp, nông thôn và nông dân" ngày càng trở nên nan giải, đòi hỏi phải có những quyết sách mới. Giải quyết thành công vấn đề "nông nghiệp, nông dân, nông thôn" có vai trò quyết định tới sự thành công của mục tiêu tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đê nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Chính phủ đã thành lập Tổ biên tập đề án về vấn đề "nông nghiệp, nông thôn và nông dân" (gọi tắt là đề án tam nông). Mục tiêu của đề án là cụ thể hoá quan điểm của Đảng về các vấn đề có liên quan tới nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng và nên kinh tế thế giới; xác định mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể về phát triển nông thôn đến 2015 và 2020; nội dung và các giải pháp để đạt được các mục tiêu, v.v... Nội dung của Đề án gồm các phần sau: (i) Đánh giá thực trạng nông dân, nông nghiệp và nông thôn. (ii) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến 2015, 2020, tầm nhìn sau 2020 và Quan điểm phát triển. (iii) Nội dung và Giải pháp (iv) Tổ chức thực hiện. | Tư liệu tham khảo 1. Công văn xây dựng đề án "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" 2. Đề cương đề án "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" 3. Dự kiến phân công trách nhiệm các bộ, ngành triển khai đề án "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" 4. Lược ghi ý kiến của phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về đề cương đề án "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" 5. Đề án Chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân-IPSARD
|