Nếu như những năm đầu thập niên 90, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào các dự án chế biến gỗ và các loại lâm sản khác, th́ từ năm 2002 đến nay, nguồn vốn này được thu hút khá đồng đều vào các dự án trồng trọt, chế biến lâm sản, sản xuất mía đường, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu giấy, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp nông thôn, đă góp phần bổ sung nguồn vốn cho phát triển lĩnh vực còn rất nhiều khó khăn của đất nước, tạo thêm nguồn thu trong ngân sách.
Các dự án đầu tư nước ngoài đă đi vào hoạt động, với tổng doanh thu hàng năm đạt bình quân trên 1 tỷ USD. Phần lớn các dự án đều tập trung vào việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông, lâm sản mà nước ta đang có lợi thế, nên đă góp phần đưa giá trị xuất khẩu của nông, lâm sản ngày càng tăng.
Ngoài ra, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đă góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho bà con ở các địa phương, cũng như đă cải thiện được cuộc sống của bà con nhiều vùng nông thôn.
Đến nay, các đừ án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đă thu hút cả chục ngàn lao động trực tiếp, chưa kể số lượng lớn lao động thời vụ, cũng như lao động khác trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, để cung cấp sản phẩm cho ngành chế biến thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc. Mặt khác, các dự án đầu trong nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiêp, còn góp phần cải thiện tập quán canh tác, cải thiện điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu tại nhiều địa phương, nhất là các dự án đầu tư và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến, như mía đường, rau quả, trồng rừng nguyên liệu giấy,...
Tuy nhiên, các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mới chỉ chiếm hơn 10%. Không những thế, vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này còn đang có xu hướng giảm mạnh so với thời điểm nhiều năm trước đây. Mặc dù tổng doanh thu hàng năm của các dự án đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp bình quân đạt khoảng 1 tỷ USD/năm, nhưng nộp ngân sách của lĩnh vực này mới đạt mức khiêm tốn, khoảng 30 triệu USD/năm.
Nguyên nhân do phần lớn các dự án hoạt động trong các lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư đang được hưởng chính sách ưu đăi về miễn giảm thuế và mức tiền thuê đất trong những năm đầu. Bên cạnh đó, hiện có đến 1/3 số dự án đang trong giai đoạn tiến hành xây dựng cơ bản và triển khai các thủ tục khác. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc, trong đó lại có rất ít các dự án đầu tư cho khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, những khu vực còn nhiều tiềm năng cần được khai thác.
Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm đến 54% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi các vùng khác như miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, mỗi vùng chỉ chiếm từ 4 đến 5% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong nông, lâm nghiệp của cả nước.
Một hạn chế của đầu tư nước ngoài trong thời điểm hiện nay, là việc có quá ít các quốc gia lớn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta. Đối tác của chúng ta trong lĩnh vực này chủ yếu là các dự án đầu tư của Đài Loan, Thái Lan. Trên thực tế, chúng ta chưa có khả năng thu hút đầu tư từ một số nước có thế mạnh về nông nghiệp như Hoa Kỳ, Canada, Australia và các nước châu Âu. Điều này phần nào phản ảnh cơ cấu chung và đối tác đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đồng thời cũng cho thấy khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của nước ta trong lĩnh vực này còn hết sức hạn chế.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng danh mục dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài, với các thông tin cụ thể về mục tiêu, địa điểm, công suất và đối tác của nước ta, để làm cơ sở cho việc tổ chức các chương tŕnh vận động đầu tư. Trong hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, Bộ sẽ thành lập Quỹ xúc tiến đầu tư, đồng thời bố trí ngân sách cho hoạt động này như một khoản chi thuộc ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Song song đó, Ngành nông nghiệp cũng mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài bằng chính sách miễn giảm tiền thuê đất, ưu đăi thuế suất, thu nhập doanh nghiệp, như miễn trong 2 năm, giảm 50% trong 3 năm tiếp và giảm 20% trong 10 năm, đồng thời ưu đăi thuế nhập khẩu nguyên liệu đối với một số dự án ở những địa bàn trọng điểm gặp nhiều khó khăn, như vùng sâu, vùng xa.