Tọa đàm chính sách PPP cho một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam

12/07/2016

Nhằm trình bày kết quả nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp nhằm cải thiện khung chính sách PPP và cơ chế nhân rộng các mô hình PPP trong nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT phối hợp với Grow Asia tổ chức hội thảo “Tọa đàm chính sách PPP cho một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam.”

Mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là một mô hình đang được chính phủ VN cũng như các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm và thúc đẩy phát triển. Mô hình này đã được triển khai trong nhiều năm nay trong lĩnh vực xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư còn khá mới mẻ, mới chỉ thực sự được triển khai tích cực trong vài năm gần đây.

TS. Phùng Giang Hải (trái) và TS. Nguyễn Anh Phong (phải) chủ trì buổi Tọa đàm

Được sự tài trợ của Grow Asia, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tiến hành nghiên cứu “Đánh giá khung chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực kinhdoanh nông nghiệp”. Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu là đánh giá khuôn khổ chính sách và thể chế của hình thức đối tác công tư nhằm phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam. Các hoạt động chính của nghiên cứu bao gồm : (a) Rà soát và phân tích khuôn khổ chính sách và thể chế PPP trong nông nghiệp ; (b) Phân tích cơ hội và thách thức cho việc áp dụng PPP cho kinh doanh nông nghiệp toàn diện và bền vững tại Việt Nam; (c) Tiến hành 6 nghiên cứu trường hợp nhằm đánh giá mô hình đầu tư PPP cho nông nghiệp trên thực tế ; (d) Đề xuất các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy PPP trong nông nghiệp.

Đại diện Nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Anh Phong - Quyền Giám đốc Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO) đã trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá mô hình đầu tư PPP cho nông nghiệp trên thực tế như (1) PPP trong dịch vụ chuỗi giá trị của Công ty Pepsi Việt Nam với mô hình chuỗi khoai tây tại Lâm Đồng, mô hình chuỗi sản xuất lúa gạo của Tập đoàn Lộc trời tỉnh An Giang; (2) PPP trong hạ tầng phục vụ nông nghiệp tại Trạm bơm điện Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Châu huyện Châu Thành tỉnh An Giang và Công ty Cổ phần Nước sạch và Vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định; (3) PPP trong dịch vụ KHCN tại Trung tâm Đào tạo nông dân cà phê Lâm Đồng (FTC) và Mô hình nghiên cứu giống thanh long chất lượng cao tại Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI).

Quang cảnh buồi làm việc

Tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Quốc Việt – Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang đưa ra kiến nghị về vấn đề trạm bơm điện: “Bộ Nông nghiệp &PTNT chỉ đạo các tỉnh xúc tiến việc quy hoạch lại hệ thống trạm bơm điện của khu vực ĐBSCL theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời có chính sách hỗ trợ đối với những tổ chức, tư nhân đã tham gia hoạt động lĩnh vực bơm tưới tiêu nhỏ lẽ chuyển nghề, hoặc tham gia vào tổ chức hoạt động theo hình thức mới – bơm tưới tiêu với quy mô lớn hơn với các vùng từ 5.000 ha đến 10.000 ha, để thuận lợi trong việc chống lũ, ứng phó với Biến đổi khí hậu và từng bước hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, đảm bảo hoạt động tốt cho các mô hình Cánh đồng lớn.”

Đại diện Công ty Pepsi Việt Nam cho rằng, về mặt hỗ trợ công, Nhà nước cần khuyến khích nông dân bằng cách hỗ trợ về con giống, hạn tầng kỹ thuật và đảm bảo kho chứa cho sau thu hoạch. Mặt khác, cần có các hợp đồng bao tiêu sản phẩm để đảm bảo quyền lợi người nông dân và họ an tâm tham gia sản xuất.


Tin khác