Một số thông tin về mô hình dự án: "Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản"

01/09/2006

Trong 2 ngày 25 – 26 tháng 08 năm 2006, tại thị trấn Cái Rồng thuộc huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, Dự án VN/PRO/05-0112 về “Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản tại Việt Nam” do UNDP và EU đồng tài trợ đã tổ chức triển lãm trưng bày các kết quả hoạt động của các điểm dự án tại các tỉnh miền núi phía bắc. Trong 2 ngày 25 – 26 tháng 08 năm 2006, tại thị trấn Cái Rồng thuộc huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, Dự án VN/PRO/05-0112 về “Quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản tại Việt Nam” do UNDP và EU đồng tài trợ đã tổ chức triển lãm trưng bày các kết quả hoạt động của các điểm dự án tại các tỉnh miền núi phía bắc.|

 
Hầu hết các gian trưng bày các sản phẩm nông lâm nghiệp được sản xuất nhờ từ nguồn tài trợ vật chất và kỹ thuật của dự án. Gây ấn tượng mạnh là gian trưng bày số 4. Ở đây người xem được chứng kiến các sản phẩm chè, lạc, mật ong, ngô lai, đỗ tương đồng, măng tre bát độ… được trồng tại cao độ 716m, xã Thái Cường, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Mục tiêu bao trùm của dự án là tập trung đẩy mạnh quản lý bảo vệ rừng cộng đồng, hỗ trợ phát triển đời sống của người dân. Dự án đã hỗ trợ ươm gieo 75.000 cây các loại, trồng và chăm sóc 685 ha rừng công nghiệp và đặc sản trong đó có 20 ha hồi, 17 ha quế và 21,5 ha chè đắng. Các gian trưng bày khác giới thiệu một số sản phẩm tại các điểm Khòn Thống (Lạng Sơn), xóm Củ (Hoà Bình) Tà Vản (Lào Cai) chủ yếu là ngô lai, khoai tây, khoai sọ, chè tuyết, quế … Theo ông Nguyễn Hải Nam, cán bộ chương trình Phòng Bảo tồn của UNDP, tiến độ thực hiện các mục tiêu của các điểm dự án là rất tốt, trong đó phải kể đến điểm Đồng Ruộng, huyện Kiên Thành, tỉnh Yên Bái. Mục tiêu chính của điểm dự án này là hình thành hệ thống quản lý và phát triển bền vững rừng cộng đồng, hỗ trợ sản xuất để từng bước nâng cao đời sống cho người dân, giảm sức ép lên tài nguyên rừng, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tuyên truyền và nhân rộng kết quả dự án. Sau khi dự án kết thúc, người dân và cộng đồng có thể tự quản lý quỹ phát triển rừng, duy trì các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tự lập kế hoạch phát triển rừng.
 
Điểm dự án Bản Sen là nơi tiếp nhận hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là loài tu hà (sò bám). Tại một số khu vực, người dân dựng bè, lồng, làm nhà tạm để trông coi và nuôi trồng. Hiện vẫn chưa có sản phẩm cụ thể song theo người dân qui trình nuôi là rất khả quan. Giá tu hà cũng rất cao có thể đem lại nguồn thu lớn. Tuy vậy, Bản Sen còn là một xã nghèo, hình thức sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp do cách ly với đất liền. Theo ông Phạm Hải Đang, Bí thư Đảng bộ xã, hy vọng trong một vài năm tới, với sự trợ giúp nuôi trồng thuỷ sản từ dự án, Bản Sen sẽ không còn nằm trong diện được cứu trợ từ chương trình 135.
 
Nguyễn Văn Y

Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC