Chính sách nông nghiệp chung châu Âu (Kỳ II)

08/09/2006

1992: Bước ngoặt đầu tiên

 “Cải cách Mac Sharry”, tên của uỷ viên người Ailen phụ trách nông nghiệp, có hiệu lực từ 1/1/1993. Sự thay đổi cơ bản mà cải cách này mang lại là chuyển đổi từ hệ thống được thiết lập chủ yếu trên giá cả sang hệ thống dựa trên việc hỗ trợ thu nhập cho người sản xuất được thực hiện đồng thời qua giá cả và trợ cấp trực tiếp.

1992: Bước ngoặt đầu tiên

 “Cải cách Mac Sharry”, tên của uỷ viên người Ailen phụ trách nông nghiệp, có hiệu lực từ 1/1/1993. Sự thay đổi cơ bản mà cải cách này mang lại là chuyển đổi từ hệ thống được thiết lập chủ yếu trên giá cả sang hệ thống dựa trên việc hỗ trợ thu nhập cho người sản xuất được thực hiện đồng thời qua giá cả và trợ cấp trực tiếp.|

Mục đích của “cải cách Mac Sharry” là đảm bảo tính cạnh tranh của nền nông nghiệp Châu Âu ở quy mô toàn cầu, điều tiết được sản xuất và các khoản chi tiêu quá mức, và cuối cùng là để góp phần vào việc quy hoạch đất đai và bảo vệ môi trường. Các biện  pháp chủ yếu là giảm mạnh giá hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực ngũ cốc và một phần nhỏ hơn trong lĩnh vực chăn nuôi; mặt khác, các khoản hỗ trợ giá bị cắt giảm lại được bù lại thông qua những khoản trợ cấp trực tiếp, được tính toán dựa trên những yếu tố cố định (diện tích và diễn biến năng suất) kèm theo điều kiện về đất hoang hóa. Những giải pháp cơ cấu bao gồm 3 vấn đề cốt lõi: khuyến khích bảo vệ môi trường, giải quyết về hưu sớm cho người nông dân với chế độ tùy chọn, trợ cấp trồng rừng trên đất nông nghiệp.

1999 : Lộ trình 2000 và Hiệp định Berlin

Tại hội nghị thượng đỉnh Berlin ngày 26 tháng 3 năm 1999, trên cơ sở kế tục “cải cách Mac Sharry”, các thành viên của cộng đồng châu Âu đã xác định phương hướng phát triển của Chính sách nông nghiệp chung giai đoạn 2000-2006, và quyết định sẽ thực hiện đánh giá giữa kì vào năm 2002 (Lộ trình 2000, các đề nghị của ủy viên Jacques Santer). Những định hướng lớn về chính sách và tài chính bao gồm:

-Thay thế chính sách trợ giá nông nghiệp (vốn khuyến khích sản xuất nhiều hơn chứ không không nhất thiết cần phải sản xuất tốt hơn) bằng chính sách hỗ trợ thu nhập nông nghiệp;

- Đơn giản hoá hoạt động của các tổ chức thị trường chung;

- Ưu tiên phát triển nông thôn, đưa nông thôn trở thành trụ cột thứ hai của Chính sách nông nghiệp chung;

- Cho phép các nước thành viên có khả năng thực hiện một cơ chế tái trợ cấp tới người nông dân một cách thông thoáng hơn: mức trợ cấp có thể cao hơn mức ngưỡng một khoảng nhất định nhằm phục vụ cho các hoạt động phát triển nông thôn.

- Xác định khung tài chính của 6 năm tới (với giá trị là 40,5 tỉ euros mỗi năm), chủ yếu tính đến khả năng có thể mở rộng của liên minh châu Âu và những tác động của sự kiện này.

7/2002: Đánh giá giữa kỳ Chính sách nông nghiệp chung

Ngày 10 tháng 7 năm 2002, uỷ viên châu Âu Franz Fischler đã đưa ra những đề nghị vượt quá khuôn khổ nội dung của đánh giá giữa kì: xóa bỏ trợ cấp, tăng cường chính sách phát triển nông thôn, xem xét lại chính sách thị trường của Chính sách nông nghiếp chung, chủ yếu là trong lĩnh vực ngũ cốc. Hội nghị thượng định tại Bruxelles vào tháng 10 năm 2002 đã quyết định không thay đổi trước thời hạn các quyết định trước đó của Chính sách nông nghiệp chung và giữ nguyên chính sách tài chính của Chính sách nông nghiệp chung cho tới năm 2013.

2003: Hiệp định Luxembourg

Hiệp định Luxembourg, ký ngày 26 tháng 6 năm 2003 giữa 15 bộ trưởng nông nghiệp châu Âu, tiếp tục theo đuổi các quan điểm phát triển bền vững dành cho người nông dân, đáp ứng sự trông đợi của người dân và người tiêu dùng về các khía cạnh môi trường và chất lượng sản phẩm. Liên minh châu Âu cũng cố gắng tăng cường vị trí của mình trong những cuộc đàm phán quốc tế của tổ chức thương mại thế giới. Những công cụ của Chính sách nông nghiệp chung mới này bao gồm:

- Thực hiện một hệ thống thanh toán thống nhất cho các đơn vị sản xuất nông nghiệp, được gọi là trợ cấp dứt điểm, nhằm tách bạch các khoản trợ cấp với hoạt động sản xuất. Những công cụ điều tiết thị trường (vốn được coi như là “trụ cột thứ nhất” của Chính sách nông nghiệp chung) vẫn được giữ nguyên, trong đó đặc biệt chú trọng đến một số biện pháp như: cơ chế quản lý khủng hoảng, đánh giá chất lượng môi trường của hoạt động khai thác, duy trì hạn ngạch sữa cho đến vụ mùa 2014-2015, v.v..

- Xây dựng các điều kiện đối với các khoản hỗ trợ dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp nhằm hướng họ đi đến việc phải tốn trọng đầy đủ hơn các tiêu chuẩn châu Âu về môi trường, an toàn thực phẩm, sức khỏe động vật, bảo tồn đất đai (có tới 19 quy định hoặc chỉ thị liên quan đến các vấn đề này); đến việc phát triển “những điều kiện nông nghiệp và môi trường tốt” và duy trì những khu vực chăn thả bền vững;

- Trong việc cơ chế phân phối trợ cấp, yêu cầu có một phần trợ cấp trực tiếp dành cho phát triển nông thôn - “trụ cột thứ 2” của Chính sách nông nghiệp chụng;

- Yêu cầu các nước thành viên hoàn thành việc xây dựng một hệ thống tư vấn nông nghiệp muộn nhất là năm 2007.

- Trong lĩnh vực ngân sách, bổ sung nguyên tắc cho phép khả năng điều chỉnh mức tiền trợ cấp trực tiếp cho nông nghiệp nếu như mức trần của chi tiêu nông nghiệp trong Liên minh bị vượt quá.

 

Một vài chỉ báo liên quan đến nền nông nghiệp các nước tham gia Chính sách nông nghiệp chung châu Âu

Ailen

Gia nhập năm 1973

Thủ đô Dulin

Diện tích 70.300km

Dân số: 4 triệu người.

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 4.458.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 142.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 31,4

Số dân làm nông nghiệp: 120.000 (tương đương khoảng 7% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Dê, cừu, bò

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 356.300

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 60.950

Vương quốc Anh

Gia nhập năm 1973

Thủ đô London

Diện tích 244.100km

Dân số: 59,5 triệu người.

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha):  15.799.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 233.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 67,7

Số dân làm nông nghiệp 39.000 (tương đương khoảng 1,4% dân số hoạt động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Dê, cừu, gia cầm, sữa, khoai tây, bò, các mặt hàng cá

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 741.100

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 170.500

Đan mạch

Gia nhập năm1973

Thủ đô Copenhaghen

Diện tích 43.100km2

Dân số: 5,4 triệu người.

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 2.694.000 ha

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 58.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 45,7

Số dân làm nông nghiệp: 96.000 (tương đương khoảng 3,5% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Thịt lợn, ngũ cốc, sữa

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 1.510.500

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 41.600

Hà lan

Gia nhập năm 1957

Thủ đô Amsterdam

Diện tích 41.200km2

Dân số: 6 triệu người.

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 1.933.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 102.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 20

Số dân làm nông nghiệp: 238.000 (tương đương khoảng 3,1% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Thịt lợn, gia cầm,sữa (pho mát)

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 518.150

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 52.050

Bỉ

Gia nhập năm 1957

Thủ đô Bruxelles

Diện tích 30.500km2

Dân số: 10,4 triệu người.

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 1.390.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 62.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 22,6

Số dân làm nông nghiệp: 56.000 (tương đương khoảng 1,4% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Khoai tây, bò

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 30.200

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 1.630

Luxembourg

Gia nhập năm 1957

Thủ đô Luxembourg

Diện tích 2.600km2

Dân số: 400.000 người.

Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng (ha): 128.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 3000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 45,4

Số dân làm nông nghiệp: 3000 (tương đương khoảng 1,5% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Ngũ cốc, bò, nho, rừng

 

Pháp

Gia nhập năm 1957

Thủ đô Paris

Diện tích 544 000km2

Dân số: 62 triệu người.

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 27.856.000ha

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 663.800

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 42

Số dân làm nông nghiệp: 964.000 (tương đương khoảng 4,1% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Thịt bò thô, thịt lợn, gia cầm, rượu, lúa mỳ, củ cải đường

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 604.350

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 252.000

Đức

Gia nhập năm 1957

Thủ đô Berlin

Diện tích: 356.900km2

Dân số: 82,5 triệu người.

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 17.038.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 472.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 36,3

Số dân làm nông nghiệp: 956.000 (tương đương khoảng 2,6% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Ngũ cốc (lúa mỳ), sữa,lợn, gia cầm, cây hoa bia, khoai tây

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 211.300

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 53 400

Bồ Đào Nha

Gia nhập năm 1986

Thủ đô Lisbonne

Diện tích: 92.400km2

Dân số: 10,5 triệu người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 3.838.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 416 000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 9,3

Số dân làm nông nghiệp: 645.000 (tương đương khoảng 12,9% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Rượu, cây ô lưu

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 191.100

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 7.800

Tây Ban Nha

Gia nhập năm 1986

Thủ đô Madrid

Diện tích 504.000km2

Dân số: 81 triệu người.

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 25.596.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 1.287.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 20,3

Số dân làm nông nghiệp: 1.025.000 (tương đương khoảng 7,1% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Rau quả, dầu ô lưu, nho, các sản phẩm cá

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 1.087.500

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 312.650

 

Italia

Gia nhập năm 1957

Thủ đô Rome

Diện tích: 301.300km2

Dân số: 57,5 triệu người.

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng: 15.355.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 2.152.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 6,1

Số dân làm nông nghiệp: 1.113.000 (tương đương khoảng 5,2% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Rau quả, nho, ô lưu, ngũ cốc, thuốc lá

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 310.400

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 212.300

 

Malta

Gia nhập năm 2004

Thủ đô La Valette

Diện tích 316km2

Dân số: 391.400 người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 12.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 11.400

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 1

Số dân làm nông nghiệp: 3000 (tương đương khoảng 2,1% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Rau ( cà chua)

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 880

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 1.235

Thụy điển

Gia nhập năm 1995

Thủ đô Stockhom

Diện tích: 450.000km2

Dân số: 9 triệu người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 3.054.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 81.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 37,7

Số dân làm nông nghiệp: 114.000 (tương đương khoảng 2,6% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Ngũ cốc, rừng, sữa,

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 311.850 

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 6.800

Phần lan

Gia nhập năm 1995

Thủ đô Helsiki

Diện tích: 337.100km2

Dân số: 5,2 triệu người

Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng (ha): 2.216.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 81.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 27,3

Số dân làm nông nghiệp 140.000 (tương đương khoảng 5,8% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: cây rừng, hoa quả

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 150.100  

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 15.750

 

Estonia

Gia nhập năm 2004

Thủ đô Tallin

Diện tích 45.227 Km2

Dân số: 1.366.700 người

Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng (ha): 891.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 83.300

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 20,1

Số dân làm nông nghiệp 7.43.000 (tương đương khoảng 7,1% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Thịt lợn , bò

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn):105.000

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 470

 

Ba lan

Gia nhập năm 2004

Thủ đô Varsovie

Diện tích: 312.678 km2

Dân số: 38.644.200 người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 18.246.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 1.880.900

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 7,2

Số dân làm nông nghiệp: 2.736.000 (tương đương khoảng 19,2% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: ngũ cốc, khoai tây , thịt lợn, sữa

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 225.050

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 35.450

Litunia

Gia nhập năm 2004

Thủ đô Vilnius

Diện tích 65.300 km2

Dân số: 3.692.000 người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 3.487.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp:  537.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 6,2

Số dân làm nông nghiệp: 245.000 (tương đương khoảng 16,5% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Ngũ cốc, khoai tây, sữa, thịt lợn

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 150.831

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 2000

Lettonia

Gia nhập năm 2004

Thủ đô Riga

Diện tích: 64.597 km2

Dân số: 2.336.100 người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 2.485.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 124.900

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 18

Số dân làm nông nghiệp: 145.000 (tương đương khoảng 15% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Ngũ cốc, thịt lợn, sữa

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 125.450

 Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 470

Cộng hoà Séc

Gia nhập năm 2004

Thủ đô Prague

Diện tích: 78.870 km2

Dân số: 10.266.500 người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 4.280.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 56.487

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 64,5

Số dân làm nông nghiệp: 228.000 (tương đương khoảng 4,9% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Sữa, thịt bò, ngũ cốc, thịt lợn

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 4.650

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 20.100

Slovakia

Gia nhập năm  2004

Thủ đô Bratislava

Diện tích:  49.035 km2

Dân số: 5.402.500 người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 2.444.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 276.724

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 8,9

Số dân làm nông nghiệp: 132.000 (tương đương khoảng 6,3% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Lúa mỳ, rau , sữa, thịt lợn

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 1.550

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 1000

Hungary

Gia nhập năm 2004

Thủ đô Budapest

Diện tích: 93.032 km2

Dân số: 10.005.300 người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 5.853.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 966.916

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 6,7

Số dân làm nông nghiệp: 235.000 (tương đương khoảng 6,1% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Rau, ngô, lúa mỳ, thịt lợn, sữa, gia cầm

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 6.650

 Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 3.050

Áo

Gia nhập năm 1995

Thủ đô Vienne

Diện tích: 83.900 km2

Dân số: 8,1 triệu người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 3.375.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 200.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 17

Số dân làm nông nghiệp: 215.000 (tương đương khoảng 5,8% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Sữa, thịt bò, nho

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 360

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 2.400

 

Slovenia

Gia nhập năm 2004

Thủ đô Ljubjanna

Diện tích: 20.273 km2

Dân số: 1.990.100 người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 486.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 90.675

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 5,1

Số dân làm nông nghiệp: 790.000 (tương đương khoảng 9,9% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: cây rơm cỏ, sữa, thịt bò, thịt  lợn

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 1.830

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 1.650

 

Hy lạp

Gia nhập năm 1981

Thủ đô Athènes

Diện tích: 132.000 Km2

Dân số: 11 triệu người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 3.575.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 814.000

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 4,4

Số dân làm nông nghiệp: 627.000 (tương đương khoảng 16% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Nho, ô liu, bông, thuốc

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 94.400

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 7.800

 

Sýp

Gia nhập năm  2004

Thủ đô Nicosie

Diện tích: 9.251 km2

Dân số: 759.300 người

Diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng (ha): 143.000

Số đơn vị khai thác nông nghiệp: 44.797 (số liệu năm 1994)

Diện tích bình quân đất nông nghiệp trên mỗi đơn vị khai thác (ha): 3,6  ( số liệu năm 1994)

Số dân làm nông nghiệp: 14.000 (tương đương khoảng 4,9% dân số trong độ tuổi lao động)

Sản phẩm nông nghiệp chính: Rau quả, nho

Sản lượng đánh bắt cá hàng năm (tấn): 75.800

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn): 1.900

 

Chỉ tiêu nông nghiệp của liên minh châu Âu so với một số nước

 

So sánh mức chi tiêu nông nghiệp trong chi công của một số nền kinh tế

 

Na Uy

EU 25

Hoa Kỳ

Nhật Bản

Thụy Sĩ

Chi tiêu công (triệu euros)

56 047

1 922 533

2 010 970

703 922

29 412

Chi tiêu nông nghiệp (triệu euros)

1 642

57 087

68 731

26 000

2 324

Tỉ lệ chi tiêu nông nghiệp trong chi tiêu công

2,93%

2,97%

3,41%

3,67%

7,90%

(Nguồn: Eurostat 2004, USDA, Bộ Tài chính và Nông nghiệp Thụy Sĩ, Na Uy và Nhật Bản)

 

Danh sách 15 nước xuất khẩu nông nghiệp

hàng đầu vào thị trường EU-15

Thứ tự

Nước

Giá trị

(triệu đôla)

Thị phần trong

EU-15

1

Hoa Kỳ

10 641

10,85%

2

Brazil

10 086

10,28%

3

Achentina

5 207

5,31%

4

Canada

3 154

3,21%

5

Na Uy

2 898

2,95%

6

Trung Quốc

2 662

2,71%

7

Bờ Biển Ngà

2 604

2,65%

8

Thổ Nhĩ Kỳ

2 474

2,52%

9

Nga

2 366

2,41%

10

Nam Phi

2 364

2,41%

11

Niu-Di lân

2 343

2,39%

12

Indônêxia

2 263

2,31%

14

Úc

2 050

2,09%

(Nguồn: WTO  - Thống kê thương mại quốc tế 2004)

 

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của EU

 

 

Giá trị

(1000 đôla)

Giá trị trong tổng xuất khẩu

1. Rau, quả

30 750 046

16,6%

2. Thịt các loại

21 142 346

11,4%

3. Ngũ cốc và những sản phẩm chế biến từ ngũ cốc

20 516 966

11,1%

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa

19 077 337

10,3%

5. Rượu vang và các đồ uống khác

11 623 635

6,3%

6. Thực phẩm chế biến các loại

9 088 345

4,9%

7. Thuốc lá

8 564 141

4,6%

8. Dầu động vật và thực vật

7 184 293

3,9%

9. Thức ăn gia súc

6 790 588

3,7%

10. Đường và các sản phẩm từ đường

2 799 283

1,5%

Giá trị

184 96 153

74,5%

(Nguồn: FAO Stats)

 

 

Ngô Vi Dũng

Trần Lan Phương

(tổng hợp)

Tham khảo:

 

Commission européenne, 2005, Eurobarometre spécial 221/Vague 62.2 - TNS Opinion & Social, Les Européens et la Politique Agricole Commune.

Eurostat : L’europe en chiffres: Annuaire Eurostat 2005. Chapitre 7 - L’agriculture, sylviculture et la pêche.

Conseil prospective européenne et internationale pỏu l’agriculture et l’alimentation, 2003, Réflexions sur l’avenir de la Politique Agricole Commune.

Ministère de l’agriculture et de la pêche: La PAC - un modèle équilibre à mieux comprendre

____ L’europe agricole et alimentaire à 25.

____ Quelques points de repères sur la Politique Agricole Commune

 
Theo dòng sự kiện

Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC