TS. Bạch Quốc Khang, Chánh Văn phòng Bộ NN-PTNT, Giám đốc dự án hỗ trợ CCHC đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam xung quanh đề án xây dựng thí điểm 13 trung tâm thông tin kết nối mạng cấp xã.
Ông có thể cho biết thực trạng việc tiếp cận thông tin của nông dân hiện nay?
Khi trình độ hiểu biết của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu thông tin cũng đa dạng hơn cả vé nội dung và hình thức. Đối với người nông dân, ngoài thông tin vê giống, vật tư đầu vào, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến sản phẩm, người nông dân cũng rất cần thông tin cập nhật về giá cả, thị hiếu, phương thức tìm kiếm và tiếp cận với người tiêu thụ sản phẩm của họ. Đặc biệt, những hộ sản xuất cỏ quy mô nhỏ, cái họ cần là tìm được thông tin đặc thù và chuyên sâu, chứ không chỉ là những thông tin cô tính phổ cập và khái quát. Thông tin có hình ảnh, hướng dẫn cụ thể rất cần cho nông dân học tập và áp dụng. Hơn nữa, cần tạo điều kiện đề nông dân, DN tiếp cận nhanh, đầy đủ với các cơ chế, chính sách có liên quan, đóng góp ý kiến, kiến nghị với các cấp ngành trong việc xây dựng cơ chế chính sách đến tổ chức chỉ đạo thực hiện.v.v. Mặc dù đã có nhiều kênh thông tin nhưng việc tiếp cận của người nông dân hiện còn hạn chế như hạ tầng CNTT kém; thông tin không kịp thời, đầy đủ, cụ thể, thiếu tính hệ thống, ngôn ngữ truyền đạt chưa rõ ràng, dễ hiểu; thông tin một chiều, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của nông dân.v.v.
Trung tâm thông tin kết nối mạng cấp xã sẽ giải quyết được những khó khăn này, thưa ông ?
Từ tháng 1/ 2007, các trung tâm thông tin nông thôn cấp xã bắt đầu triển khai hoạt động. Người dân đến với trung tâm có quyền yêu cầu khai thác thông tin trên mạng internet qua máy tính nối mạng tại trung tâm. Thông tin để trả lời người dân sẽ được tìm kiếm từ các nguồn khác nhau: Tài liệu có sẵn, trên mạng, các cơ quan thông qua mạng lưới cộng tác viên tại cấp tỉnh, huyện, xã hoặc chuyển lên nhóm trợ giúp Trung ương tại Bộ NN-PTNT. Tất cả các yêu cầu thông tin của từng khách hàng đến trung tâm đều được ghi chép từ thời gian tiếp nhận, thời gian trả lời, tên người yêu cầu, địa chỉ, hình thức cung cấp thông tin, loại thông tin yêu cầu nội dung thông tin yêu cầu và nguồn thông tin trả lời. Sau gần 6 tháng các trung tâm đi vào vận hành, đã có hàng nghìn khách hàng đến trực tiếp trung tâm để tìm hiểu, khai thác, yêu cầu thông tin. Các hoạt động phối hợp phổ biến thông tin, kiến thức, khoa học kỹ thuật các loại cũng được tổ chức cho khoảng 3.600 người
Việc phát triển các trung tâm này như thế nào sau khi đề án thí điểm kết thúc?
Chúng tôi mong muốn các trung tâm này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển các hoạt động trên cơ sở tự chủ của trung tâm. Để làm được điều này, các trung tâm phải chủ động tổ chức các hoạt động và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, nắm bất nhu cầu thông tin, khai thác và phổ biến tới người dân kịp thời, đáng tin cậy và hữu ích; cán bộ trung tâm có kiến thức, kỹ năng về CNTT, về tổ chức, quản lý các hoạt động của trung tâm có hiệu quả. Ngoài ra, tính cam kết, tự chủ của các cơ quan quản lý địa phương; sự phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá tại địa phương; và sự quan tâm hỗ trợ của các DN, các nhà tài trợ thuộc mọi thành phần kinh tế khác theo hướng "Đối tác công - tư” cũng sẽ là cơ sở để các trung tâm phát triển bền vững.
Xin cảm ơn ông!
(Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam)