Hộ kinh doanh – diện mạo của thương mại- dịch vụ ở nông thôn

06/08/2009

AGROINFO – Điều tra của IPSARD tại các địa phương, trong khuôn khổ nghiên cứu “Hộ gia đình tiếp cận nguồn nhân lực ở Việt Nam năm 2009” cho thấy có 25% số hộ ở nông thôn có kinh doanh cá thể

Các hộ kinh doanh chủ yếu là nhỏ và không chính thức, chỉ khoảng 20% hộ có đăng ký hoạt động…

 
 Chợ quê - hoạt động thương mại có truyền thống lâu đời nhưng vẫn tự phát, manh mún

Phần lớn các hộ kinh doanh (92%) đầu tư ban đầu khoảng 3 triệu đồng khi bắt đầu hoạt động và số tiền này chiếm khoảng 6% thu nhập trung bình của họ.Hộ giàu có xu hướng kinh doanh nhiều hơn hộ nghèo. Có 35% hộ ở nhóm giàu nhất, nhưng chỉ có 11% ở nhóm nghèo nhất hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân của sự chênh lệch đó chính là nguồn vốn ban đầu cho hoạt động. Người nghèo rất thiếu vốn và có ít cơ hội tiếp cận.

Đăng ký kinh doanh, địa điểm và đầu tư ban đầu (%)

Các hộ kinh doanh ở nhóm giàu thường là kinh doanh chính thức. Hộ giàu tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, thuê nhiều lao động và thu được nhiều lợi nhuận.

Số thành viên hộ làm việc trong hộ kinh doanh

Hà Tây có số thành viên hộ tham gia vào hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp cao nhất. Trong khi đó, tại Điện Biên, gần như không có thành viên hộ nào tham gia làm các việc kinh doanh phi nông nghiệp. Còn ở Quảng Nam, Đăk Lăk, và Đăk Nông, tỷ lệ cao nhất thành viên nữ hơn tham gia các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp.

Như vậy có thể thấy hộ gia đình hoạt động kinh doanh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại ở địa phương. Có sự chênh lệch trong việc tham gia vào hoạt động được thể hiện giữa các vùng cũng như phụ thuộc vào thu nhập của người dân.

AGROINFO


Tin khác