Thể chế tổ chức nông thôn: Thiếu gì Yếu gì?

15/12/2008

Trước hết là thiếu cơ chế giám sát thực hiện chính sách: Nhiều vấn đề ở ở vùng cao xảy ra từ lâu như trường hợp cả làng xã nghiện thuốc phiện, học sinh bỏ học, ngồi nhầm lớp… nhưng những thông tin này bị che đậy ở địa phương, những thông tin này khó có thể đến với Trung ương, đến với công luận, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và an sinh xã hội miền núi (Báo Lao động) Thứ hai là thiếu cơ chế vận hành cấp xã, thôn để vận hành có hiệu quả các hoạt động phát triển sinh kế cho người dân nghèo miền núi. Hiện nay hệ thống dịch vụ hiện đã có đến cấp huyện, trung tâm cụm xã, nhưng hệ thống dịch vụ đến cấp xã còn hạn chế. Cần nghiên cứu thêm để xác định trong bối cảnh mới này, các dịch vụ phát triển kinh tế nông thôn đến cấp xã còn thiếu gì, bổ sung gì, hiện nay trong mảng kinh tế, thì đã có các dịch vụ khuyến nông lâm ngư, vay vốn tiêu thụ nông sản, trong mảng đời sống thì cần có các thhiết chế văn hóa, giáo dục, pháp luật, trong mảng nhân lực đào tạo, cũng cần nghiên cứu lại chính sách đào tạo, chế độ cử tuyển vừa đảm bảo quyền lợi của con em bà con dân tộc thiểu số, nhưng vẫn đảm bảo thu hút nguồn nhân lực được đào tạo về công tác làm việc phát triển miền núi tại địa phương. (Hội nông dân Thái Nguyên). Cần cải cách tổ chức khuyến nông theo hướng cầm tay chỉ việc, tổ chức mô hình và dịch vụ đi theo đến tận dân: giống, thuốc…

Thứ ba là cơ chế để lồng ghép các hoạt động dự án, các chính sách hỗ trợ của các Bộ, ngành, tổ chức tại địa phương để tránh trùng lắp, lãng phí, và tăng hiệu quả, đặc biệt là chính sách và quy định tài chính để cho phép lồng ghép các nguồn vốn, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, đầu tư, đào tạo tập huấn… (Ban Dân tộc Thái Nguyên)

Thứ tư là cấu trúc vận hành cấp xã, cấp thôn chưa hợp lý dẫn đến việc sử dụng và khai thác nguồn lực chưa hiệu quả. Một ví dụ là tỉnh có chính sách cho phép xã ký hợp đồng 2 kỹ sư nông nghiệp, tỉnh trả lương, nhưng hiệu quả khai thác các cán bộ khuyến nông này vẫn rất thấp, chủ yếu làm công việc hành chính, do nguyên nhân là công tác nghiệp vụ do huyện quản lý, cấp xã quản lý hành chính, trong khi đó người sử dụng (người dân địa phương) thì không tích cực khai thác kiến thức của các cán bộ này. Trong trường hợp khác, nếu người dân phải trả phí dịch vụ khuyến nông, thì chắc chắn người dân địa phương sẽ chủ động khai thác và buộc các cán bộ phải làm việc thực sự


(AGROINFO)

Tin khác