Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp nước ta

24/03/2006

Qua khảo sát thực trạng nhóm nghiên cứu nhận thấy phần nào làm rõ bức tranh về năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp thông qua hệ thống một số chỉ tiêu đánh giá trực tiếp cũng như gián tiếp.
1. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong quan hệ kinh tế quốc tế và là mức phát triển cao của sự phân công lao động quốc tế. Quá trình này tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Nó là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình vừa hợp tác và đấu tranh bảo vệ lợi ích của các quốc gia.
Qua khảo sát thực trạng nhóm nghiên cứu nhận thấy phần nào làm rõ bức tranh về năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp thông qua hệ thống một số chỉ tiêu đánh giá trực tiếp cũng như gián tiếp.

1. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong quan hệ kinh tế quốc tế và là mức phát triển cao của sự phân công lao động quốc tế. Quá trình này tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Nó là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình vừa hợp tác và đấu tranh bảo vệ lợi ích của các quốc gia.|

2. Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế. Việc gia nhập nhiều tổ chức quốc tế cũng như việc chuẩn bị trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế thể hiện tính chủ động trong đàm phán. Hơn nữa, những sự đổi mới những chính sách trong nước theo hướng hài hòa hóa và thích hợp với những nguyên tắc và cam kết quốc tế là cơ sở để nền kinh tế Việt Nam hội nhập chủ động và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đem lại những cơ hội mà còn những thách thức không nhỏ đến nền kinh tế (xã hội và ngành) cũng như các doanh nghiệp.

3. Để phát huy những cơ hội và giảm thiểu những thách thức các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp cần có sự chuẩn bị nhất định thể hiện qua năng lực hội nhập khả năng điều chỉnh linh hoạt các yếu tố về sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng hiệu quả các yếu tố thị trường để có thể phát triển bền vững.

4. Năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành còn nhiều hạn chế về bản thân người lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp như một thực thể sản xuất kinh doanh cũng như sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra cho xã hội. Các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp thường có khả năng cạnh tranh về mạng lưới cung ứng, công nghệ vừa phải, giá thành hay chất lượng nhưng lại yếu thế trong quảng cáo tiếp thị, bao bì nhãn mác hay dịch vụ khách hàng.

5. Chỉ số cạnh tranh lớn nhất thuộc về các doanh nghiệp liên doanh sau đó là doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và công ty TNHH. Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước địa phương là hai loại hình doanh nghiệp có chỉ số cạnh tranh thấp. Các doanh nghiệp trong ngành hàng như hồ tiêu, cao su và hạt điều có năng lực cạnh tranh lớn hơn những doanh nghiệp của các ngành hàng khác. Số liệu điều tra cho thấy các doanh nghiệp lúa gạo và cà phê có chỉ số cạnh tranh không cao.

6. Để nâng cao năng lực hội nhập của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp nói riêng song song với những chính sách mở cửa nền kinh tế Chính phủ cần đẩy mạnh công cuộc cải tổ trong nước nhằm thích ứng với những đòi hỏi của hội nhập: hoàn thiện môi trường kinh tế vĩ mô tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế, cải tiến một cách hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu hiệu quả và lành mạnh về tài chính, thúc đẩy sự phát triển các thị trường đất đai, lao động và vốn cũng như những cơ sở hạ tầng cần thiết về giao thông, đào tạo...cũng như hạ tầng thị trường và thương mại.

7. Đối với ngành nông nghiệp cần rà soát lại các chính sách để đảm bảo nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế; tái định hướng hỗ trợ đối với ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng đảm bảo sự phát triển bền vững thông qua đầu tư về cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu và chuyển giao, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng đa sở hữu đa ngành nghề, v.v...

8. Xây dựng và tăng cường vai trò phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp thông qua các tổ chức nghề nghiệp, nhất là các hiệp hội ngành hàng nhằm xây những những cơ sở hạ tầng thương mại có tính chuyên môn cao cũng như việc đảm bảo tái định hướng hỗ trợ của Chính phủ được hiệu quả và phù hợp với định chế quốc tế.

9. Đối với các doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu, hoàn thiện chiến lượng phân phối và tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu và bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu...

Những giải pháp trên chỉ có thể phát huy có hiệu quả khi có sự đồng bộ trong việc xây dựng chính sách cũng như những cơ chế vận hành thống nhất giữa các cấp quản lý cũng như những tác nhân trong nền kinh tế/ngành hàng trên cơ sở những lộ trình hội nhập cụ thể cho từng cấp từ Trung ương đến địa phương, từ ngành đến doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những kết quả và kết luận được rút ra còn nhiều hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó năng lực của các thành viên còn nhiều bất cập cũng như những thông tin số liệu thu thập từ các doanh còn thiếu cả về lượng cũng như về chất. Đặc biệt, đây là vấn đề tương đối mới còn nhiều ý kiến khác nhau về khung phân tích, phương pháp cũng như những chỉ tiêu đánh giá năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành. Hơn nữa, việc thu thập thông tin từ các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên khó (nhất là các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài) có thể có một bức tranh hoàn thiện về vấn đề đặt ra. Mặc dù vậy tài liệu này sẽ giúp cho các cơ quan liên quan trong việc xác định những vấn đề cơ bản của hội nhập trong các doanh nghiệp trong ngành cũng như đề ra những giải pháp chính sách có tính thực thi hơn.

Download tài liệu

Tin khác