Nghiên cứu xu thế biến động của những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất một số nông sản chủ yếu trong 5 năm tới

24/03/2006

Qua nghiên cứu thực trạng biến động, phân tích xu thế biến động, ảnh hưởng của sự biến động các yếu tố đến giá thành Thóc và Thịt lợn có thể rút ra một số kết luận:
 + Phân bón hoá học và lao động là các yếu tố biến động ảnh hưởng mạnh nhất đến giá thành Thóc, trong đó sự biến động về giá lao động ảnh hưởng rất mạnh. Đối với chăn nuôi lợn thịt thì biến động về giá giống, giá cám tổng hợp và giá lao động là các yếu tố biến động và tác động mạnh nhất.
Qua nghiên cứu thực trạng biến động, phân tích xu thế biến động, ảnh hưởng của sự biến động các yếu tố đến giá thành Thóc và Thịt lợn có thể rút ra một số kết luận:

 + Phân bón hoá học và lao động là các yếu tố biến động ảnh hưởng mạnh nhất đến giá thành Thóc, trong đó sự biến động về giá lao động ảnh hưởng rất mạnh. Đối với chăn nuôi lợn thịt thì biến động về giá giống, giá cám tổng hợp và giá lao động là các yếu tố biến động và tác động mạnh nhất.| 

+ Trong 5 năm tới, giá các loại phân bón hoá học vẫn còn diễn biến phức tạp, trong đó, giá phân Urê, DAP, Kali và NPK nhập khẩu có chiều hướng giảm nhẹ, giá Lân và giá NPK sản xuất trong nước sẽ biến động theo xu hướng tăng lên nhưng không tăng nhiều.

+ Giá giống lúa trong 5 năm tới sẽ diễn biến theo xu hướng tăng lên. Giá giống lợn ở các tỉnh phía Bắc và vùng ĐBSCL sẽ biến động theo xu hướng tăng lên còn ở các tỉnh trọng điểm chăn nuôi lợn vùng ĐNB sẽ biến động theo xu hướng giảm nhẹ.

+ Các loại thức ăn tinh trong 5 năm tới biến động theo xu thế tăng nhẹ do nảnh hưởng tăng của giá nguyên liệu và giá năng lượng và đơn giá lao động.

+ Để giảm giá thành Thóc cần tiết kiệm chi phí lao động bằng việc thiết lập qui mô sản xuất hợp lý, tăng cường ứng dụng cơ giới hoá và tăng cường ứng dụng tiến bộ KHCN. Đối với chăn nuôi lợn thịt cần tăng qui mô sản xuất, tăng cường ứng dụng TBKT giống, phát triển chăn nuôi công nghiệp.

 + Về KHCN: Trong sản xuất lúa ở vùng ĐBSH và ĐBSCL đều có xu thế ứng dụng ngày càng nhiều giống mới có năng suất, chất lượng. Về kỹ thuật canh tác, vùng ĐBSH có xu thế ứng dụng các TBKT để tiết kiệm chi phí lao động, chi phí về nước tưới và phòng trừ dịch bệnh. Vùng ĐBSCL, phong trào “ba giảm” sẽ được thực hiện trên diện rộng. Đối với chăn nuôi lợn thịt, xu thế biến động về KHCN là tăng cường ứng dụng các giống lợn thịt có năng suất và tỷ lệ nạc cao, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp sẽ thay thế cho chăn nuôi tận dụng.

 Nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và chính sách điều chỉnh sự biến động của các yếu tố đầu vào nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành 2 loại sản phẩm này. Trong 3 nhóm giải pháp đề xuất, giải pháp về KHCN có vai trò đặc biệt quan trọng cần được quan tâm đúng mức. Đề tài kiến nghị 4 nhóm chính sách lớn nhằm điều chỉnh sự biến động của các yếu tố đầu vào để tiết kiệm chi phí sản xuất Thóc và Thịt lợn trong 5 năm tới. Trong sản xuất lúa gạo, chính sách đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chính sách bình ổn thị trường vật tư nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đối với sản xuất Thịt lợn thì chính sách tín dụng ngân hàng, chính sách bình ổn thị trường thức ăn gia súc lại có tác động rất lớn đến giá thành sản xuất và khả năng cạnh tranh của mặt hàng này.

Nghiên cứu giá thành sản xuất Thóc và Thịt lợn có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách đối với 2 mặt hàng này. Nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu chỉ đạo và xây dựng chiến lược, chính sách phát triển, nhóm nghiên cứu đề nghị Bộ cấp kinh phí hàng năm để xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên về giá thành sản xuất 2 sản phẩm này ở các vùng trọng điểm

Download tài liệu

Tin khác