Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển cây ăn quả hàng hoá theo hướng bền vững ở vùng miền núi và trung du phía bắc Việt Nam

24/03/2006

Cây vải là cây trồng có hiệu quả cao ở nước ta. Thị trường vải đã được hình thành và ngày càng mở rộng. Đặc biệt  mấy năm gần đây cây vải phát triển khá mạnh cả về diện tích và sản lượng.
Vải là cây trồng khó tính và tương đối khắt khe với điều kiện ngoại cảnh, song lại là loại cây trồng có khả năng thâm canh rất cao, nếu môi trường sản xuất thuận lợi, thích hợp và thâm canh tốt thì năng suất có thể đạt 5-6 tấn/ha.
Cây vải là cây trồng có hiệu quả cao ở nước ta. Thị trường vải đã được hình thành và ngày càng mở rộng. Đặc biệt  mấy năm gần đây cây vải phát triển khá mạnh cả về diện tích và sản lượng.

Vải là cây trồng khó tính và tương đối khắt khe với điều kiện ngoại cảnh, song lại là loại cây trồng có khả năng thâm canh rất cao, nếu môi trường sản xuất thuận lợi, thích hợp và thâm canh tốt thì năng suất có thể đạt 5-6 tấn/ha.|

Vải cũng là cây trồng chịu nhiều rủi ro trong sản xuất ( như: vấn đề bão gió, dịch bệnh) cũng như trong tiêu thụ (Giá cả biến động lớn, lượng vải dùng không nhiều)

Trong thời gian vừa qua ở nước ta do chưa thực hiện được các giải pháp kỹ thuật đồng bộ đối với sản xuất, các giải pháp kinh tế tổ chức và quản lý từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nên đã hạn chế hiệu quả kinh tế của cây vải.

Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của cây vải ở trung du, miền núi phía Bắc đảm bảo phát triển bền vững chúng ta phải tiến hành hàng loạt các giải pháp đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể trước mắt cần giải quyết được các vấn đề chính  sau:

- Một là: Tổ chức lại sản xuất và giải quyết dứt điểm các khâu: giống kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho vải.

- Hai là: Tạo nguồn vốn để hỗ trợ sản xuất, đầu tư thâm canh và lưu thông sản phẩm .    

           - Ba là: Tổ  chức hợp lý màng lưới tiêu thụ sản phẩm, đầu tư mở rộng thị trường cả trong nước và xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc.

Giải quyết được các nội dung trên, như một số giải pháp đã nêu ở phần trên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả lớn, đảm bảo cây vải phát triển bền vững, đưa cây vải xứng đáng với vị trí mà chúng ta đã đặt cho nó trong ngành nông nghiệp và trong nền kinh tế chung của đất nước.

5.2. Kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây vải, đảm bảo cho cây vải phát triển bền vững, chúng tôi có một số kiến nghị với Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn một số vấn đề sau: 

  Về  sản xuất

Đề nghị Nhà nước và ngành nông nghiệp cần quy hoạch lại vùng  sản xuất vải  thích hợp cho từng vùng, việc trồng mới vải cần phải xem xét kỹ nhiều mặt, từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, theo quan điểm của chúng tôi quy mô diện tích vải toàn quốc chỉ nên dừng ở mức 85.000 - 90.000 ha: Vì vải là cây trồng đòi hỏi đầu tư cao thì mới có hiệu quả, song vải lại là cây trồng chịu nhiều rủi ro trong khâu tiêu thụ, nhất là sự biến động về giá tiêu thụ mấy năm vừa qua chúng ta chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục.

Tập trung sức đầu tư thâm canh diện tích vải hiện có bằng cách hỗ trợ vốn cho người sản xuất, để đảm bảo  năng suất bình quân 40-45 tạ/ha.

 Về công tác chế biến

Nghiên cứu các loại  sản phẩm vải chế biến để đa dạng hoá các sản phẩm tiêu dùng, lưu tâm đến việc tiêu dùng vải chế biến trong nước.

 Về công tác tiêu thụ.

Tổ chức lại màng lưới tiêu thụ, các đơn vị xuất khẩu, phương thức thu gom  sản phẩm xuất khẩu, để hạn chế đến mức tối thiểu việc tranh mua, tranh bán, việc ép gía nông dân, và việc sản phẩm vải của ta bị nước ngoài ép giá.

Để khắc phục tình trạng biến động gía vải qua các năm  và giữa các tháng trong năm, hỗ trợ người  sản xuất và đơn vị xuất khẩu khi bị rủi ro.  Đề nghị Nhà nước và ngành nông nghiệp sớm nghiên cứu và xây dựng quỹ bảo hiểm  sản xuất và bảo hiểm xuất khẩu đối với câywn quả nói chung và đối với cây vải nói riêng.

Tóm lại để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây vải hàng hóa của Việt nam theo hướng bền vững trong giai đoạn tới chúng ta cần phải xây dựng chiến lược  sản xuất và chiến lược tiêu thụ vải.

Trong chiến lược  sản xuất cần coi trọng vấn đề tổ chức  sản xuất đầu tư chiều sâu vào công nghệ  sản xuất và hướng tới là công nghệ chế biến vải thành phẩm. Trong chiến lược tiêu thụ trọng tâm là tổ chức lại công tác tiêu thụ, tổ chức thị trường , xây dựng quỹ bảo hiểm sản xuất và quỹ dự trữ lưu thông.

Làm được như vậy cây vải  Việt nam sẽ trở thành một trong những cây trồng xuất khẩu có giá trị của Việt nam.

Download tài liệu

Tin khác