Khuyến nông cho người nghèo

10/05/2006

Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn (IPSARD) với Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Dự án MISPA, chiều ngày 9/5/2006 tại phòng họp của IPSARD (6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) đã diễn ra cuộc hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu “KHUYẾN NÔNG CHO NGƯỜI NGHÈO”. Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn (IPSARD) với Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Dự án MISPA, chiều ngày 9/5/2006 tại phòng họp của IPSARD (6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) đã diễn ra cuộc hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu “KHUYẾN NÔNG CHO NGƯỜI NGHÈO”. |Báo cáo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi NISTPASS với đại diện nhóm nghiên cứu là ông Nguyễn Anh Tuấn, ngoài ra còn có ông Trần Ngọc Ca, Phó Viện trưởng NISTPASS. Về phía IPSARD có bà Lê Thị Phi Vân, và Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia có bà Trần Kim Anh đều đóng vai trò là giám sát nghiên cứu. Ngoài ra, khá đông các nhà nghiên cứu, các chuyên viên thuộc các cơ quan có liên quan và trường đại học cũng tham dự cuộc hội thảo này. Mở đầu phần trình bày, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Liệu nhóm người nghèo có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khuyến nông như thế nào so với các nhóm xã hội tại nông thôn? Theo đại diện nhóm nghiên cứu, có những chứng cứ cho thấy (những nghiên cứu trước đây) có thể hệ thống khuyến nông tại Việt Nam hiện nay chưa có một định hướng rõ ràng đến một nhóm xã hội đặc thù là người nghèo tại nông thôn, và điều này lại có thể dẫn tới làm tăng các nguy cơ về phân cách xã hội. Vậy ai là người nghèo? Người nghèo có nhu cầu gì về khuyến nông? Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam hiện nay đáp ứng ra sao các nhu cầu đó? v.v.. Những câu hỏi này cũng được đặt trong bối cảnh chung của các cam kết lồng ghép Chiến lược Xóa đói Giảm nghèo và Tăng trưởng Bền vững vào các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ. Tiếp đến, đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày kết quả nghiên cứu với các nội dung chính: 1/ Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu; 2/ Khung phân tích; 3/ Hệ thống khuyến nông Việt Nam; 4/ Đánh giá thực trạng của khuyến nông cho người nghèo tác địa bàn khảo sát (Nam Định, Yên Bái, Đắc Lắc); 5/ Các đề xuất chính sách. Sau khi nghe phần trình bày kết quả nghiên cứu, về phía các đơn vị giám sát nghiên cứu, nhìn chung các ý kiến đều đánh giá cao các nỗ lực và các kết quả mà nhóm nghiên cứu đã đạt được. Tuy nhiên, các giám sát viên cũng cho rằng nhóm nghiên cứu phải có những phân tích, lập luận chuyên sâu hơn nữa để đưa ra được quan điểm riêng của mình về vấn đề nghiên cứu một cách khách quan, dựa trên các số liệu thực tế. Bên cạnh đó, nội dung của báo cáo cũng cần được cô đọng hơn nữa, tránh để tình trạng quá dài như hiện nay (250 trang).

Vi Dũng

Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC