Để chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 diễn ra tại Hà Nội tháng 11 năm 2006, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức chương trình hội thảo quốc tế về APEC mang tên “Cải cách và chiều hướng phát triển của APEC: các sáng kiến mới để cụ thể hóa lộ trình Busan và xây dựng chương trình hành động Hà Nội”
Để chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 diễn ra tại Hà Nội tháng 11 năm 2006, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức chương trình hội thảo quốc tế về APEC mang tên “Cải cách và chiều hướng phát triển của APEC: các sáng kiến mới để cụ thể hóa lộ trình Busan và xây dựng chương trình hành động Hà Nội”| tại trung tâm Hội nghị quốc tế vào ngày 27 và 28 tháng 4 năm 2006. Mở đầu chương trình có Phó Thủ tướng Vũ Khoan phát biểu khai mạc với mong muốn thông qua hội nghị lần này các nhà khoa học đóng góp ý kiến về một số khía cạnh: “một là dự báo những chiều hướng phát triển trong thời gian tới của nền kinh tế, chính trị toàn cầu và nhất là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; hai là đối chiếu với quá trình hợp tác trong gần hai chục năm qua của APEC, chúng ta cần làm gì nữa để cho APEC trở thành một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng; ba là làm sao có thể thu hẹp được khoảng cách về trình độ phát triển của các nền kinh tế thành viên, từ đó đảm bảo cho sự hợp tác bình đẳng, hài hòa”.
Hội thảo diễn ra bốn phiên họp với sự trình bày của các nhà khoa học và nghiên cứu về APEC trên thế giới và tham gia phản biện của các nhà khoa học Việt Nam. Các nhà khoa học và nghiên cứu đã đàm thoại xung quanh các vấn đề về xu hướng hoạt động của APEC như thế nào trong thời gian tới để đảo chất lượng. Nổi cộm lên là các vấn đề an ninh con người, thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên, những trở ngại để đạt được mục tiêu Bogor, quan hệ của APEC và các tổ chức khác và vấn đề nguyên tắc tự nguyện hay phải có những ràng buộc đối với các thành viên trong APEC. Ngoài ra nhiều ý kiến cho rằng APEC là cần thiết nhưng cần phải quan tâm đến việc xem xét và cải cách cơ cấu hoạt động của APEC.
Kết thúc hội thảo, một số các kết luận đã được đưa ra nhằm nghiên cứu và thảo luận tiếp theo để có những giải pháp cho việc xây dựng chương trình hành động Hà Nội thực hiện lộ trình Busan như: gắn liền ECOTECH với tự do hóa thương mại, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của cơ chế “người mở đường”, vấn đề an ninh phi truyền thống, vấn đề giảm chi phí liên quan trong khu vực.
Kim Phượng