Đa dạng sinh học

07/04/2006

Trong khuôn khổ các hội thảo do nhóm nghiên cứu MALICA - một chương trình hợp tác giữa Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu phát triển nông nghiệp (CIRAD), Viện Xã hội học (IOS), ngày 6/4/2006 đã diễn ra hội thảo “Đa dạng sinh học, thể chế quốc tế trong quản lý các nguồn gen-Khoa học xã hội và đa dạng sinh học”.

Trong khuôn khổ các hội thảo do nhóm nghiên cứu MALICA - một chương trình hợp tác giữa Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu phát triển nông nghiệp (CIRAD), Viện Xã hội học (IOS), ngày 6/4/2006 đã diễn ra hội thảo “Đa dạng sinh học, thể chế quốc tế trong quản lý các nguồn gen-Khoa học xã hội và đa dạng sinh học”.| Tác giả thuyết trình hội thảo này là Tiến sỹ Fédéric Thomas, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu phát triển Pháp-IRD. Đến dự hội thảo có GS.VS Đào Thế Tuấn (Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam), PGS.TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học), TS Nguyễn Đức Truyến (Viện Xã hội học), cùng đại diện một số cơ quan nghiên cứu khác.

Trong phần đặt vấn đề, tác giả thuyết trình cho rằng: Từ trước cho tới nay, các vấn đề liên quan đến tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ thường chỉ là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học tự nhiên và công nghệ như sinh học, vật lý học, di truyền học, v.v... Các nhà khoa học xã hội thuộc các ngành như xã hội học, lịch sử học, nhân chủng học, luật học, v.v.. thường lý giải việc họ không quan tâm hoặc không nghiên cứu mảng vấn đề này hoặc là vì chúng không thuộc phạm trù khoa học của họ, hoặc là do họ không có đủ kiến thức về khoa học tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ, hoặc do vấn đề về tính phi chính trị hay tính trung lập trong khoa học, v.v.. Trong số các ngành khoa học xã hội, dường như chỉ có các nhà nông học (agronome) là kết hợp được kiến thức của khoa học xã hội vào nghiên cứu các vấn đề mang tính tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, theo tác giả thuyết trình, những ví dụ thực tế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn đã cho thấy: Không những các ngành khoa học xã hội có thể nghiên cứu được các vấn đề mang tính tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ bằng chính các phạm trù và phương pháp khoa học của mình, mà hơn nữa, đó còn là một phần kiến thức không thể thiếu để các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt được hiệu qủa cao. Chẳng hạn, một trong những nhà xã hội học nông thôn tiêu biểu của Pháp là Henri Mendras đã chứng minh vai trò của các yếu tố xã hội (lối sống, mạng lưới các mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội ở nông thôn, v.v..) đối việc phổ biến các giống ngô lai thời kì công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn của Pháp. Vấn đề còn lại là, các nhà khoa học xã hội có thực sự hiểu được chính vai trò của họ hay không và khả năng cũng như cách thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ của họ sẽ như thế nào. Nói theo ngôn ngữ xã hội học, cần phải coi khoa học-kỹ thuật như những sự kiện xã hội có đời sống lịch sử-xã hội và văn hóa của nó.

Trên cơ sở khẳng đinh vai trò của các ngành khoa học xã hội trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực tự nhiên-kỹ thuật-công nghệ, tác giả thuyết trình đi vào vấn đề chính đó là khía cạnh thể chế quốc tế trong quản lý các nguồn gen và đa dạng sinh học

 
Ngô Vi Dũng

 


Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC