Phương thức tiếp cận phát triển nông thôn mới

13/02/2006

Trong 02 ngày, từ 9 đến 10 tháng 02 năm 2006, diễn ra Hội thảo “Phương thức tiếp cận phát triển nông thôn mới” tại Hội trường Khách sạn Công đoàn Quảng Bá, Ba Đình, Hà Nội. Hội thảo được tổ chức bởi Khoa Kinh tế và PTNT của Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội phối hợp với Tổ chức Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha (AIDA).

Trong 02 ngày, từ 9 đến 10 tháng 02 năm 2006, diễn ra Hội thảo “Phương thức tiếp cận phát triển nông thôn mới” tại Hội trường Khách sạn Công đoàn Quảng Bá, Ba Đình, Hà Nội. Hội thảo được tổ chức bởi Khoa Kinh tế và PTNT của Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội phối hợp với Tổ chức Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha (AIDA).|

Đại biểu nghe các báo cáo của Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Vân Đình (Trưởng Khoa Kinh tế và PTNT), Tiến sỹ Đặng Kim Sơn (Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn), Thạc sỹ Ngô Thế Hiên (Trưởng phòng Phát triển Nông thôn mới, Cục Hợp tác xã), Giáo sư Tiến sỹ F. Amador và một số chuyên gia khác. Các báo cáo tập trung giới thiệu một số phương thức tiếp cận và mô hình về phát triển nông thôn, kể cả  kinh nghiệm của một số quốc gia khu vực và thế giới (Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha và các nước châu Âu), trong đó nêu bật hai phương thức tiếp cận: phát triển nông thôn theo vùng, lãnh thổ (territorial) và phát triển làng mới (new village development). Các đại biểu nghe, thảo luận và đóng góp ý kiến về nội dung các báo cáo, trong đó chỉ rõ các thành tựu (trong xoá đói, giảm nghèo, tăng việc làm nông thôn, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, từng bước đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu) cũng như các vấn đề còn tồn tại (phát triển còn mang tính tự phát, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, thể chế nông thôn chưa phù hợp, ngăn cách nông thôn-thành thị ngày càng lớn về thu nhập, mức sống nói chung) trong phát triển nông thôn ở Việt Nam và nêu bật nhu cầu áp dụng các mô hình phát triển nông thôn một cách sáng tạo theo điều kiện trong nước.

Ngoài ra, các đại biểu hội thảo cũng bày tỏ suy nghĩ và quạn điểm về các ưu tiên và các hạn chế còn tồn tại trong phát triển nông thôn ở Việt Nam bằng cách cho điểm (theo thang điểm từ 0 đến 100) vào các phiếu thăm dò.


Tin khác