Nghiên cứu, đề xuất chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020 (Nghiên cứu một số trường hợp ở Miền Bắc Việt Nam)

01/01/2008

Phạm Bảo Dương

Tên đề tài: Nghiên cứu, đề xuất chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020 (Nghiên cứu một số trường hợp ở Miền Bắc Việt Nam)
CNĐT: TS. Phạm Bảo Dương
1.      Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất một số chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn
Mục tiêu cụ thể:
-   Phân tích, đánh giá nhu cầu và nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn;
-    Nghiên cứu, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
-   Đề xuất một số cơ chế, chính sách dạy nghề chủ yếu cho lao động nông thôn.
2.      Phương pháp nghiên cứu
-            Nghiên cứu tại chỗ: Rà soát chính sách, tổng quan tài liệu nghiên cứu…
-            Khảo sát thực địa: tổng số điều tra 160 phiếu, 8 cơ sở đào tạo nghề và 4 doanh nghiệp tại Ninh Bình và Hưng Yên. Phỏng vấn trực tiếp: thực hiện tại các khu công nghiệp/đơn vị sản xuất, các cơ sở dạy nghề và các địa phương (xã) được lựa chọn.
-            Phương pháp chuyên gia: Liên kết với các chuyên gia thực hiện các chuyên đề nghiên cứu và tổ chức hội thảo nhằm tham khảo ý kiến rộng rãi từ: các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý ngành nông nghiệp và PTNT.
3.      Nội dung nghiên cứu
-         Tổng quan tài liệu, các chính sách (trong nước) và kinh nghiệm (quốc tế và trong nước) về dạy nghề cho lao động nông thôn
-         Phân tích đánh giá cung cầu dạy và học nghề cho lao động nông thôn - một số trường hợp ở các tỉnh phía Bắc
-         Đề xuất chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
4.      Kết quả nghiên cứu
-         Nghiên cứu đã tiến hành tổng quan các chính sách liên quan đến đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế liên quan đến đào tạo nghề của các quốc gia trên thế giới như các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước phương Tây (Mỹ, Đức,...) để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
-         Đánh giá về lao động nông thôn tại điểm khảo sát (số lượng, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, cơ cấu chuyển dịch lao động nông thôn)
-         Dự báo cung lao động; dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đánh giá cân bằng cung cầu đào tạo nghề.
-         Đề xuất chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Các giải pháp tập trung vào các nhóm chính sách chính như: (1) Cơ chế chính sách chung về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (2) Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề; (3) Cơ chế chính sách đối với người lao động đi học nghề; (4) Cơ chế chính sách tạo cầu nối lao động - thị trường lao động
 

Tin khác