SCAP đăng tuyển vị trí Chuyên gia kinh tế (cử nhân)

26/10/2012

Hoạt động: Nghiên cứu phát triển ngành ca cao ở tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông

BỐI CẢNH
Là một trong những nước có lợi thế trong phát triển ca cao, Việt Nam đã xây dựng định hướng kế hoạch phát triển để trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về trồng ca cao trên thế giới. Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2678/QĐ-BNN-KH về quy hoạch tổng thể "phát triển ca cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020" với mục tiêu 60 nghìn héc-ta ca cao vào năm 2015. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, diện tích ca cao chỉ tăng lên đến 1,3 nghìn ha, trong đó chủ yếu là đạt được bằng cách nhận tài trợ từ các chương trình hỗ trợ. Vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra là có giải pháp nào để phát triển ca cao Việt Nam, đặc biệt tại các vùng có lợi như các tỉnh Tây Nguyên, để đưa ca cao trở thành mặt hàng có giá trị cao, góp phần tăng trưởng kinh tế cho khu vực và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư.
HĐND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành chiến lược phát triển ca cao (Quyết định số 40/2011/NQ-HDND ngày 22/12/2011) với mục tiêu đạt 6.000 ha ca cao trồng và 3.000 tấn ca cao khô vào năm 2015. Tuy nhiên, các hoạt động chi tiết để đạt được mục tiêu đó cho đến nay vẫn chưa được ban hành. Yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là cần có nghiên cứu phân tích và đưa ra kế hoạch chi tiết để triển khai các hoạt động phát triển ngành ca cao nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Tại Đắk Nông, đến nay tỉnh chưa xây dựng các chính sách hoặc chương trình phát triển cụ thể cho ngành ca cao. Là một trong những tỉnh còn có đời sống kinh tế khó khăn, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP và tỷ lệ đói nghèo còn cao nên lãnh đạo tỉnh rất quan tâm và coi phát triển ca cao là một trong những giải pháp nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo trong tương lai. Vì vậy, mục tiêu cấp thiết hiện nay là xây dựng một chiến lược phát triển tổng thể cho ngành ca cao trong giai đoạn 10 năm, từ đó đề xuất các kế hoạch chi tiết phát triển ngành ca cao của Đắk Nông trong tương lai.
Mục tiêu hoạt động:Đề xuất một chiến lược phát triển và cung cấp các khuyến nghị chính sách nhằm phát triển ca cao bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Để phục vụ nghiên cứu trên, cần có chuyên gia về kinh tế. Công việc của chuyên gia được mô tả cụ thể dưới đây.
NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA
-          Tham gia điều tra thực địa tại Đắk Lắk
-          Tham gia điều tra thực địa tại Đắk Nông
-          Nhập liệu
SẢN PHẨM
-          Bộ phiếu điều tra hộ tại tỉnh Đắk Lắk
-          Bộ phiếu điều tra hộ tại tỉnh Đắk Nông
-          File nhập số liệu đã điền đầy đủ thông tin trong các phiếu điều tra theo mẫu làm sẵn
THỜI GIAN
Chuyên gia sẽ làm việc 170 ngày trong đó:
-          40 ngày cho điều tra nông hộ ở tỉnh Đắk Nông.
-          40 ngày cho điều tra nông hộ ở tỉnh Đắk Lắk.
-          90 ngày cho nhập liệu số liệu điều tra thực địa tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
YÊU CẦU
-          Có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên đối với chuyên gia có bằng đại học.
-          Có dưới 3 năm kinh nghiệm đối với chuyên gia có bằng thạc sĩ.
-          Có kinh nghiệm trong điều tra thực địa
-          Có kinh nghiệm trong nhập số liệu điều tra thực địa
PHƯƠNG THỨC TUYỂN CHỌN
-          Các ứng viên gửi hồ sơ về:
 
Trung tâm Chính sách Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn Miền Nam
Tầng 10, số 12 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM.
 
hoặc gửi qua Email Bộ phận Hành chính của Trung tâm: so.ipsard@scap.gov.vn
 
-          Hồ sơ sẽ được xem xét, lựa chọn và được mời phỏng vấn.
-          Sau khi phỏng vấn, nếu trúng tuyển ứng viên sẽ được ký hợp đồng chuyên gia làm việc trong ngày với định mức lương, công tác phí … theo Thông tư 219/2009/TT-BTC, Ngày 19/11/2009 và theo Thông tư 97/2010/TT –BTC, Ngày 6/7/2010; Thông tư 51/2008 TT-BTC, Ngày 6/6/2008.
-          Thời hạn nhận hồ sơ 02-11-2012.
SCAP (IPSARD)

Tin khác