Cục trưởng Cục chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Vang khẳng định sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngành chăn nuôi vẫn sẽ đứng vững trước những khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các loại thực phẩm nước ngoài, đồng thời có cơ hội rất lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm.
Cục trưởng Cục chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Vang khẳng định sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngành chăn nuôi vẫn sẽ đứng vững trước những khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các loại thực phẩm nước ngoài, đồng thời có cơ hội rất lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm.|Khi Việt Nam gia nhập WTO, các loại thực phẩm như thịt gà và thịt lợn của nước ngoài sẽ vào Việt Nam nhiều hơn do thuế nhập khẩu giảm. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn có ưu thế về giá thấp, phù hợp với sức mua, trong khi các loại thực phẩm này sẽ không thể tràn vào Việt Nam ồ ạt vì giá cả vẫn cao hơn thực phẩm trong nước. Dù vậy, về lâu dài khi đời sống được nâng cao dẫn tới nhu cầu sử dụng thực phẩm chất lượng cao tăng, ngành chăn nuôi trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Bên cạnh những thách thức có thể vượt qua, việc gia nhập WTO cũng sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho ngành chăn nuôi trong việc xuất khẩu các mặt hàng lợn sữa và lớn choai. 2 mặt hàng này đã được xuấu khẩu sang nhiều nước trên thế giới, trong đó chiếm lĩnh được một số thị trường truyền thống như Hồng Công, Thái Lan và Malaixia. Ưu điểm của lợn sữa, lợn choai Việt Nam xuất khẩu là giá rẻ và chất lượng cao.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, ngành chăn nuôi Việt Nam cần hướng vào sản xuất mang tính công nghiệp và quy mô lớn, chuyên môn hóa các khâu từ sản xuất con giống, kỹ thuật chăn nuôi, chú trọng đến đầu tư và đổi mới công nghệ để đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng tốt nhưng giá thành không quá cao. Phải quản lý chất lượng thức ăn ngay từ nguồn, tránh những chất độc tố, kích thích tăng trưởng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phải an toàn vệ sinh. Hệ thống giết mổ tập trung phải được đầu tư mở rộng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần chú trọng phát triển những sản phẩm thế mạnh như các giống gà địa phương chất lượng cao, các giống gà quý vì đây là các sản phẩm mà nước ngoài không có, đồng thời từng bước xây dựng một thương hiệu thực phẩm có uy tín trên thị trường.