Ngày nay người ta hay nhắc thông điệp đến thế kỷ 21 là thế kỷ của các con rồng Châu Á, với Trung Quốc là hiện thân của quyền lực, kinh tế và chính trị, Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá là ngôi nhà quyền lực của thế giới trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, theo phân tích của Giáo Sư Prabhu Guptara
Ngày nay người ta hay nhắc thông điệp đến thế kỷ 21 là thế kỷ của các con rồng Châu Á, với Trung Quốc là hiện thân của quyền lực, kinh tế và chính trị, Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá là ngôi nhà quyền lực của thế giới trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, theo phân tích của Giáo Sư Prabhu Guptara|, một chuyên gia toàn cầu hoá của Tạp chí The Globalist, sự xuất sắc của Nhật Bản về sức phát triển công nghệ chế tạo người máy là một trong những điểm mấu chốt khiến chúng ta phải xem xét lại đánh giá này. |Theo quan điểm của Giáo sư Prabhu, trong vài thập kỷ tới, vị thế của Nhật Bản trên thế giới sẽ biến đổi nhiều, sau khi Triển lãm Thế giới Expo được tổ chức tại Aichi (Nhật Bản) năm 2005.
Robot và những tiến bộ lớnTriển lãm thế giới Expo 2005 là nơi Nhật Bản trình diễn những thành tựu đạt được trong công nghệ chế tạo robot, với vị thế là nước dẫn dầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ sản xuất này. Qua các phiên bản, chức năng của robot ngày càng tinh vi hơn. Robots biết chơi nhạc trong dàn nhạc nhà hát, hỗ trợ chức năng thể chất cho người ốm hoặc người già, robot làm các công việc lau chùi bề mặt (ví dụ cửa sổ của các toà nhà cao tầng), chơi bóng chày, làm các thủ thuật phụ mổ (y tế) và ngày nay Robot có thể làm thay con người các công việc liên quan đến bảo vệ an ninh.
Sự đa dạng của công nghệ Robot
Robot ngày nay ngày càng đa dạng về chủng loại, robot dùng để chữa bệnh, robot trẻ em (loại này có thể nói chuyện và chơi đùa với trẻ em và dạy trẻ những câu đố mang tính giáo dục)…
Một số loại robot có thể giao tiếp được với nhau, có thể phản ứng đòi hỏi bằng cách nói “Tôi đói” khi bị hết điện năng cho tới khi người ta mang chúng đi xạc điện. Người Nhật còn thiết kế một số loại robot chuyên thực hiện các công việc lễ tân trong các văn phòng làm việc và khách sạn, có khả năng giao tiếp bằng bốn thứ tiếng khác nhau.
Robot với thiết kế mới của đôi chân Một số loại robot được thiết kế hai chân, cho phép đi lên và xuống các bậc cầu thang. Tự mình robot có thể điều khiển chuyển trọng lực giữa chân nọ và chân kia mà vẫn bước đi nhanh nhẹn trên các bậc cầu thang.
Mặc dù độ dung sai của mặt đường là 10cm, thế hệ robot này vẫn có thể đi lên hoặc xuống với độ xiên 10%, mặc dù mới đạt vận tốc tối đa 6 km/h. Tuy nhiên, hạn chế này chắc chắn sẽ được cải thiện trong tương lai. Bên cạnh đó có những loại robot cho phép có thể mang vác con người ra khỏi các chướng ngại vật tới một điểm đến định sẵn mà không cần tới động tác lái xe.
Thậm chí có loại robot có thể sáng tạo ra những bức tranh biếm hoạ của những người mà nó gặp. Có những loại robot cặp đôi để khiêu vũ. Mặc dù những robot được thiết kế cho các mục đích giải trí này còn một số khiếm khuyết về chức năng, tuy nhiên người Nhật Bản cam kết sẽ giải quyết những điểm yếu này trong bảy đến mười năm tới.
Với sự đa dạng này, tại hội chợ Expo này, người Nhật giữ im lặng trước những câu hỏi “ nếu chúng ta có các loại robot làm được mọi việc, thì liệu có còn việc gì trên thế giới để cho con người làm hay không?"
Giải pháp cho xã hộiThông điệp chính của triển lãm Expo 2005 Aichi (Nhật Bản) là nhằm xoa dịu và cam kết với công chúng Nhật rằng các thế hệ robot sản xuất ra sẽ chỉ dùng để phục vụ một số bộ phận đặc biệt trong xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mối đe doạ và thế giới sẽ phải đối mặt, khi một số lượng lớn người trẻ tuổi bị thất nghiệp và không còn việc gì hơn là đổ xô tới Nhật Bản để dậy người Nhật về ngôn ngữ và văn hoá. Sở dĩ như vậy là vì một người có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ sau khi học 2 tháng, nhưng nếu để nắm vững ngôn ngữ viết thì lại là một chuyện hoàn toàn khác. Văn hoá cũng vậy. Và có lẽ chỉ có hai lĩnh vực mà robot không làm được đó là dạy ngôn ngữ và văn hoá.
Chiếm đoạt thị trường lao độngMặc dù vậy, các nhà tổ chức Nhật Bản cương quyết không đưa ra câu trả lời về việc liệu có còn việc gì dành cho con người có thể làm được, nếu như robot đã hoạt động trong mọi lĩnh vực. Và kết cục mà chúng ta có thể tự nhận thấy, chỉ còn những công việc mang tính sáng tạo( sáng tác tranh, nhạc, văn thơ và nghệ thuật nấu ăn), các công việc khoa học (khám phá kiến thức mới và hệ thống hoá kiến thức như trong bộ môn lịch sử), các công việc kỹ thuật liên quan đến hình thành, thiết kế, tạo nguyên mẫu, sản xuất và bảo dưỡng robot. Mặc dù số lượng những công việc đó không phải là nhỏ, nhưng không có nơi nào trên thế giới có thể tạo ra một lúc 500 triệu việc làm kiểu như vậy. Và thậm chí ngay cả khi các công việc có tính kỹ thuật, khoa học và sáng tạo vừa nhắc tới cũng sẽ chỉ dành cho con người cho đến khi chưa xuất hiện các thế hệ máy tính với bộ vi xử lý được lập trình khoa học và logic.
Xoá bỏ toàn bộ các tầng lớp hạng trung
Tất cả các sản phẩm và công nghệ sử dụng từ trước đến nay đều hướng vào thị trường hạng trung hoặc thị trường rộng lớn. Công nghệ phát triển đã làm thu hẹp dần quy mô của thị trường hạng trung ở hầu hết các xã hội phát triển và thế chỗ cho thị trường phục vụ các tầng lớp người giàu hẳn hoặc nghèo hẳn. Kết quả là thế giới sẽ được phân chia rõ ràng hơn về thị trường cho người giàu và người nghèo, trong điều kiện sẽ vấp phải vô số sự phản đối, trừ những người được đào tạo có trình độ tương đối trong tầng lớp hạng trung. Và robots sẽ làm dịch chuyển lên, hoặc xuống chuỗi giá trị và tạo ra nhiều làn sóng chuyển dịch nhân công hơn nữa.
Trong bất cứ trường hợp nào thì, các công việc dành cho thế hệ người máy làm không phải là những việc dành cho con người bình thường có thể làm được. Hơn nữa, nếu họ có thể làm được, thì tình trạng dư cung lao động cho mỗi vị trí công việc sẽ lớn đến nỗi giá cả sức lao động của họ nhận được không đủ để bù đắp sức lao động mà họ bỏ ra. Nếu một số lượng lớn người trong số họ chuyển sang sản xuất các sản phẩm và dịch vụ, những ngành mà không sử dụng công nhân “robot” mà người Nhật đang thiết kế và sản xuất, thì tình trạng dư cung về các loại sản phẩm và dịch vụ quá lớn, khiến số tiền ít ỏi thu được từ tiêu thụ hàng hoá dịch vụ sẽ không đủ ý nghĩa kinh tế để thu hút các nhà sản xuất.