Chi phí để thích ứng với biến đổi khí hậu là một thách thức vô cùng lớn

28/12/2016

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại cho nhiều nền kinh tế và rất tốn kém để giải quyết, nên ngăn ngừa đang trở thành ưu tiên hàng đầu, theo nhận định của các chuyên gia. Điều này có nghĩa là thế giới cần nhiều tiền hơn để thích ứng với nhiệt độ toàn cầu tăng, trong đó khu vực tư nhân đang đóng vai trò lớn hơn trong lưu chuyển nguồn lực tài chính.

Theo NASA, nhiệt độ trung bình toàn cầu trên khắp bề mặt đất trong tháng 11/2016 đã tăng 0,95 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20 ở mức 5,9 độ C. Năm 2016 là năm ấm nhất trong vòng 136 năm dữ liệu được ghi nhận. Tin tốt là Thỏa thuận khí hậu Paris (Paris Climate Agreement) được ký bởi 197 nước hiện đang vận hành để chống lại biến đổi khí hậu trong một nỗ lực nhằm duy trì tăng nhiệt độ toàn cầu tăng thấp hơn 2 độ C, nhưng điều này vẫn chưa đủ.

“Chúng ta cần phải giảm nhẹ những tác động bao gồm hạn hán, lũ lụt và các sự kiện thời tiết cực đoan như bão lớn, nên những biện pháp chống lại biến đổi khí hậu cần phải được tăng cường đầu tư”, theo ông Jonas Fleer, điều phối viên của Adaptation Finance Fellowship Programme tại Frankfurt School of Finance and Management. “Các quỹ tài chính công vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết và điều thiết yếu là hiểu và điều phối nguồn lực từ khu vực tư nhân, đặc biệt là thiết lập các quỹ tài chính tư nhân”.

Chỉ số rủi ro thời tiết toàn cầu (CRI) phân tích mức độ các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi thiệt hại liên quan đến thời tiết, bao gồm bão lớn, lũ lụt và các đợt nóng. Dữ liệu từ năm 1996 đến 2015 cho thấy Trung Quốc đã thiệt hại 32,8 tỷ USD do thiên tai, theo sau là Ấn Độ ở mức 11,3 tỷ USD. Mức thiệt hại của Thái Lan là 7,6 tỷ USD, tương đương 1% GDP, cao hơn nhiều so với Philippines (2,8 tỷ USD), Nhật Bản (2,4 tỷ USD), Bangladesh (2,3 tỷ USD), Việt Nam (2,1 tỷ USD), Indonesia (1,9 tỷ USD), Myanmar (1,4 tỷ USD), và Hàn Quốc (1,1 tỷ USD).

Hầu hết thiệt hại gây ra bởi tác động của thiên tai, thiếu nước, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, các thành phố bị lũ lụt, các kỳ quan thiên nhiên trở nên kém hấp dẫn, xói lở bờ biển và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng. “Tac động mạnh của biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, không chỉ nông nghiệp mà còn lên tiêu chuẩn sống của con người. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng nghiên cứu các giải pháp thích ứng là rât quan trọng và chúng ta không thể lờ vấn đề này thêm nữa. Tác động đối với các quốc gia là rất khác nhau. Một số nướ phải đối mặt với hạn hán, trong khi những nước khác phải đối mặt với lũ lụt nên chúng ta không thể có giải pháp có thể áp dụng trên toàn cầu. Chúng ta phải có giải pháp riêng biệt cho từng khu vực.”

Sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 11% GDP Thái Lan và chiếm 70% dân số lao động, bị thiệt hại hàng năm do lũ lụt và hạn hán. Thiệt hại mùa màng và gián đoạn sinh kế tạo ra hiệu ứng lên tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế.

Các kịch bản thời tiết tương lai cho thấy khuynh hướng nhiệt độ tăng và số lượng ngày nóng cũng tăng lên, gây rủi ro cho sản xuất các nông sản chính của Thái Lan là gạo, mía đường và ngô. “Chính phủ Thái Lan hiện nay chi tiêu chưa tới 0,25% GDP nông nghiệp cho nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu. Chúng ta cần đàu tư thêm vào nghiên cứu các biện pháp thích ứng khi nông dân ngày càng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.

World Bank ước tính các nước đang phát triển cần khoảng 70 – 100 tỷ USD hàng năm đến năm 2050 để đáp ứng các nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, năm 2011, các nước đang phát triển chỉ chi tiêu tổng cộng 4,4 tỷ USD cho hoạt động này và các nhà nghiên cứu đang kêu gọi thu hút khu vực tư nhân để thu hẹp chênh lệnh.

Theo Bangkok Post


Tin khác