Hạn hán nặng – ĐBSCL thông báo tình trạng khẩn cấp

12/03/2020

Hạn hán kéo dài tại Việt Nam, cộng với tình hình xâm mặn lấn sâu trên diện rộng, đã đẩy 5 tỉnh tại vựa gạo của Việt Nam phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. “Hạn hán và xâm mặn năm 2020 có tính chất nghiêm trọng vượt xa những gì chúng tôi chứng kiến 4 năm trước”, theo ông Nguyễn Thiện Pháp, lãnh đạo Chi cục nước tỉnh Tiền Giang, một trong những tỉnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại ĐBSCL.

Ảnh minh họa

Toàn bộ diện tích trồng cây ăn trái tại tỉnh Tiền Hiang, khoảng 80.000ha đang đứng trước rủi ro lớn, trong khi 24.000ha trồng lúa đang đạt năng suất thấp hơn trung bình, ông Pháp cho biết thêm việc sử dụng nước thượng nguồn sông Mekong bởi các nước gồm Trung Quốc, Lào, và Thái Lan càng làm tình trạng khô hạn thêm nghiêm trọng.

ĐBSCL sản xuất hơn một nửa sản lượng gạo cả nước, cho tới nay đã có hơn 33.000ha đất trồng lúa bị thiệt hại và gần 70.000 hộ gia đình hứng chịu cảnh thiếu nước, theo đài truyền hình Việt Nam đưa tin, dẫn nguồn dữ liệu mới nhất từ Cục Quản lý Tài nguyên Nước cho hay.

Độ mặn 4gram/1l sẽ tiếp tục lan rộng tại ĐBSCL, xâm mặn lấn vào tới 110km tại một số vùng cửa sông chính trong tháng 3, theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu các nguồn lực nước tại thành phố Hồ Chí Minh, tức là sâu hơn từ 3 – 5km so với năm 2016. Một đợt xâm mặn nghiêm trọng khác được dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi các luồng nước sông Mekông vẫn ở mức thấp, ước tính thấp hơn 20% so với năm 2016, theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy sản trung ương cho hay. Thiếu mưa cộng với sử dụng nước tăng tại các nhánh sông, có thể càng khiến hạn hán và xâm mặn thêm nghiêm trọng và kéo dài, theo ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc trung tâm cho hay.

Chính phủ ước tính hạn hán và xâm mặn sẽ tác động tới 362.000ha đất trồng lúa và 136.000ha đất trồng cây ăn quả, trong khi hơn 120.000 hộ gia đình hứng chịu tình trạng thiếu nước. Tính tới tháng 3, xâm mặn đã chạm tới hơn một nửa số huyện của 10 trên 12 tỉnh thành khu vực ĐBSCL. Hạn hán kéo dài tại ĐBSCL năm 2016 gây thiệt hại 8.900 tỷ đồng, tương đơng 384 triệu USD, với 250.000ha đất lúa, 130.000ha đất trồng trọt và 30.000ha đất trồng cây ăn trái bị thiệt hại, theo nguồn tin VnExpress. Đợt hạn hán năm 2016 được cho là đợt hạn hán tồi tệ nhất tại ĐBSCL, với hơn 17 triệu dân, kể từ khi dữ liệu được ghi nhận vào năm 1926. Trong khi ĐBSCL là vùng vựa lúa của Việt Nam, loại nông sản này được sản xuất trên khắp Việt Nam – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan.

Theo South China Morning Post


Tin khác