Page 5 - NTMs đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU và UK
P. 5

NTMs đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU và UK




                                                        GIỚI THIỆU


                       Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế
                  giới (WTO) vào năm 2007, mở đường cho nền kinh tế trong nước hội nhập với khu
                  vực và thế giới. Sau 15 năm, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do

                  (FTA) song phương và đa phương (WTOC 2022a). Năm 2020, Hiệp định thương mại
                  tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực và năm 2021 hiệp

                  định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực.
                  Đây được coi là các FTA thế hệ mới vì (i) phạm vi cam kết rộng hơn, không chỉ gồm

                  những cam kết về thương mại, dịch vụ và đầu tư mà còn bao gồm lĩnh vực môi
                  trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ; (ii) các

                  cam kết về mức độ tự do hóa cao cho thương mại và đầu tư cùng các quy tắc thương
                  mại tiên tiến, mang tính cải cách vượt ra ngoài khuôn khổ các quy định của WTO và
                  (iii) theo các FTA này, các biện pháp phi thuế quan (NTMs) được tăng cường trong

                  khi các biện pháp thuế quan lại giảm mạnh.

                       Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 nước thành viên và UK với dân số khoảng 500

                  triệu người và thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 3 lần mức trung bình toàn thế
                  giới (WB 2022) là một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Với nông sản, EU

                  nhập khẩu hàng năm khoảng 160 tỷ đô la Mỹ (USD) và là một trong những thị trường
                  tiêu thụ nông sản lớn trên thế giới. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của
                  nông sản Việt Nam, với kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/ năm, chiếm tỷ trọng 15%

                  tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam song chỉ tương ứng với dưới 4% kim
                  ngạch nhập khẩu nông sản của EU (MOIT 2022). Riêng với thủy sản, EU nhập khẩu

                  hàng năm khoảng 50 tỷ đô la Mỹ (USD) và cũng là một trong những thị trường tiêu
                  thụ thủy sản lớn trên thế giới. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của thủy sản
                  Việt Nam, với kim ngạch khoảng 1 tỷ USD năm 2021, chiếm tỷ trọng 12% tổng kim

                  ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam song chỉ tương ứng với 2% kim ngạch nhập khẩu
                  thủy sản của EU (VASEP 2022, WTOC, 2022b). Điều này cho thấy EU là thị trường

                  đầy tiềm năng cho nông sản và thủy sản Việt Nam.

                       Tuy nhiên, EU là thị trường có yêu cầu khắt khe nhất thế giới về chất lượng sản

                  phẩm. Sản phẩm vào thị trường EU cần đáp ứng không chỉ những tiêu chuẩn cao về
                  an toàn thực phẩm và an toàn bệnh dịch động thực vật mà còn các yêu cầu sản xuất
                  bền vững như trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch. Cụ

                  thể, EVFTA có 11 chương đề cập tới NTMs và đặc biệt nhấn mạnh các cam kết nhằm
                                                               2

                  Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng - IPSARD
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10