Page 10 - NTMs đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU và UK
P. 10

NTMs đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU và UK




                       Việt Nam cam kết kinh doanh và quản lý bền vững thủy hải sản dành cho các

                  đối tượng trong đó có các nguồn hải sản sống. Để phát triển bền vững, ngành thủy
                  sản phải (i) cam kết tuân thủ các biện pháp bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững

                  nguồn lợi thủy sản nêu trong các công ước có liên quan hiện đang được thực thi, (ii)
                  Cam kết hợp tác chặt chẽ chống IUU và (iii) Cam kết hợp tác, trao đổi thông tin về
                  các vấn đề liên quan tới việc kiểm soát, giám sát, thực thi các biện pháp quản lý đánh

                  bắt hải sản. Quy định chống IUU của EU bao gồm 3 tiêu chuẩn với những hải sản
                  nhập khẩu vào EU là (i) cấm hoạt động đánh bắt cá trái phép, nghĩa là cấm các tàu

                  cá đánh bắt thủy sản ở những vùng biển trái phép hoặc cấm đánh bắt. Những tàu cá
                  không được cấp phép đánh bắt cá hay vi phạm quy định khai thác hải sản của quốc
                  gia, quốc tế cũng bị liệt vào nhóm trên, (ii) những hoạt động khai thác hải sản cần

                  được báo cáo với các cơ quan chức năng nhằm tuân thủ những quy định của pháp
                  luật trong nước lẫn quốc tế, (iii) yêu cầu các tàu đánh cá treo cờ của một quốc gia

                  nào đó và không được khai thác quá mức, đánh bắt cá con hay tàn phá nguồn thủy
                  sản của một khu vực.


                  2  Tổng quan các văn bản pháp lý có liên quan

                  2.1  Quy định về an toàn thực phẩm

                       EU là thị trường có yêu cầu cao về kiểm soát chất lượng sản phẩm nhập khẩu

                  vào thị trường này trong đó có thủy sản. Hệ thống luật của EU là sản phẩm chung
                  của Ủy ban Châu Âu (đóng vai trò là cơ quan quản lý), Hội đồng Châu Âu (gồm các

                  nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ của các nước thành viên) và
                  Nghị viện Châu Âu (đại diện cho người dân trong EU). Hệ thống Luật của EU có hai

                  dạng chính: quy định (regulation) và chỉ thị (directive). Các quy định được áp dụng
                  và bắt buộc với tất cả các nước thành viên. Các chỉ thị có giá trị ràng buộc nhưng cần

                  có “Các biện pháp thực hiện quốc gia” kết hợp với các quy định của EU (dưới sự
                  giám sát của EU), bắt nguồn từ các điều khoản có nêu "Các Quốc gia Thành viên
                  phải đảm bảo rằng…". Ngoài ra còn có Quyết định (decision) nêu quy định bắt buộc

                  của từng nước thành viên.

                       Liên quan đến những quy định về ATTP, Tổng vụ Sức khỏe và an toàn thực

                  phẩm của Ủy ban Châu Âu (DG - SANTE), chịu trách nhiệm ban hành những quy
                  định này. Cơ quan an toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) giúp việc cho Ủy ban Châu

                  Âu với tư vấn khoa học độc lập về tất cả các vấn đề có tác động trực tiếp hoặc gián

                                                               7

                  Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng - IPSARD
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15