Page 9 - NTMs đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU và UK
P. 9

NTMs đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU và UK





                   14     N     Sở hữu trí tuệ                                            Chương 12

                   15     O     Quy tắc xuất xứ                                           Chương 17

                                Lao động

                                Môi trường

                                Thương mại và phát triển bền vững (bao gồm cả
                                lao động và môi trường)                                   Chương 13


                                     Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu từ nhiều nguồn
                  Ghi chú: Nội dung cụ thể của từng chương có thể tham khảo tại đây:

                  https://trungtamwto.vn/chuyen-de/8445-van-kien-hiep-dinh-evfta-evipa-va-cac-tom-
                  tat-tung-chuong

                       Đối với thủy sản khai thác, 2 NTMs chính và hiện đang là thách thức lớn với

                  hoạt động xuất khẩu đó là các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực
                  vật (SPS), đặc biệt nhấn mạnh vào vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và

                  vấn đề thương mại và phát triển bền vững, đặc biệt là chống IUU. Các cam kết chính
                  về SPS bao gồm (i) thống nhất về cơ quan quản lý các biện pháp SPS của mỗi bên,
                  (ii) thống nhất thủ tục và điều kiện vệ sinh ATTP nhập khẩu theo đó Việt Nam và

                  EU cam kết áp dụng chung một hệ thống các thủ tục, điều kiện nhập khẩu đối với
                  sản phẩm đến từ bất kỳ khu vực nào của bên kia (trừ một số trường hợp ngoại lệ, liên

                  quan tới các khu vực dịch bệnh), (iii) về danh sách doanh nghiệp, cơ sở sản xuất miễn
                  kiểm tra để EU chấp thuận cho nhập khẩu, Việt Nam phải lập và gửi trước cho EU
                  một danh sách các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đáp ứng các điều kiện vệ sinh ATTP,

                  hàng hóa của các doanh nghiệp có tên trong danh sách được EU công nhận khi nhập
                  khẩu vào EU sẽ được kiểm tra và cho phép nhập khẩu nếu đáp ứng quy định. Tuy

                  nhiên EU có quyền hoặc từ chối yêu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp, cơ sở kinh
                  doanh đã có tên trong danh sách với điều kiện phải thông báo cho Việt Nam về các

                  căn cứ, lý do từ chối, hoặc tiến hành thanh tra cả cơ quan quản lý Việt Nam chịu
                  trách nhiệm lập danh sách (về tổ chức, cơ cấu, cách thức kiểm soát của cơ quan này)

                  lẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có tên trong danh sách (kiểm tra đại diện). EU định
                  kỳ tổ chức thanh tra tại Việt Nam để đánh giá việc duy trì công nhận tương đương,
                  kết quả thanh tra là cơ sở để xem xét biện pháp kiểm soát của EU đối với thủy sản

                  của Việt Nam xuất khẩu vào EU trong thời gian tiếp theo.




                                                               6

                  Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng - IPSARD
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14