Page 6 - NTMs đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU và UK
P. 6

NTMs đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU và UK




                  mục tiêu phát triển bền vững, theo đó phải đảm bảo phát triển kinh tế song song với

                  phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Những quy định này là thách thức lớn cho
                  các cơ sở sản xuất, chế biến, các đơn vị xuất khẩu và các cơ quan có thẩm quyền

                  trong kiểm soát sản xuất và xuất khẩu nông sản, đặc biệt đối với sản xuất phần lớn
                  là quy mô nhỏ và liên kết giữa các tác nhân chưa đủ mạnh tại Việt Nam.

                       Trong bối cảnh đó, nghiên cứu Các biện pháp phi thuế quan đối với xuất khẩu

                  nông sản của Việt Nam theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và trong
                  bối cảnh Covid-19 do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông

                  thôn (IPSARD), thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT)
                  phối hợp thực hiện với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR)

                  biên soạn Tài liệu hướng dẫn dành cho các cơ sở sản xuất, chế biến và xuất khẩu
                  thủy sản khai thác sang EU và UK. Tài liệu lựa chọn thủy sản khai thác xuất khẩu
                  từ Việt Nam sang EU và UK vì 2 lý do chính (i) các hoạt động khai thác hải sản bất

                  hợp pháp không báo cáo và không theo quy định (IUU) trong thời gian qua là thách
                  thức lớn đối với kiểm soát và thực hiện khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy

                  sản của Việt Nam (ii) thị trường EU và UK, như trên đã trình bày, là những thị trường
                  giàu tiềm năng song cũng là những thị trường có yêu cầu cao nhất thế giới về chất
                  lượng sản phẩm, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Việc đáp ứng được yêu

                  cầu của thị trường này sẽ giúp tăng thị phần tại thị trường này và thúc đẩy xuất khẩu
                  sang các thị trường khác trên thế giới.


                       Mục tiêu của tài liệu này nhằm cung cấp thông tin cụ thể hơn về NTMs và quy
                  trình thực thi NTMs để các đơn vị sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản hiểu rõ

                  hơn. Từ đó, tuân thủ tốt hơn những quy định của EU và UK đối với sản phẩm nhập
                  khẩu góp phần phát triển xuất khẩu thủy sản bền vững tại thị trường này. Vì thế, tài
                  liệu bao gồm 2 nội dung chính là (i) tổng quan các quy định có liên quan của EU/UK

                  và Việt Nam (Phần 3) và (ii) quy trình thực hiện quy định cũng như kiểm soát việc
                  thực hiện quy định (Phần 4). Quy trình được hướng dẫn cụ thể từng bước và nêu rõ

                  trách nhiệm của các tác nhân liên quan.

                       IPSARD xin chân thành cảm ơn ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng
                  Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật

                  Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) và các cán bộ của văn phòng đã cung cấp tài
                  liệu và thông tin đầu vào cho nhóm nghiên cứu biên soạn tài liệu này. Đồng hành

                  cùng với nhóm nghiên cứu của IPSARD là nhóm chuyên gia trong lĩnh vực an toàn
                                                               3

                  Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng - IPSARD
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11