TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp năm 2023 tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế

Ngày đăng: 10 | 12 | 2023

Sau gần 35 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, là ngành duy nhất liên tục xuất siêu. Nông nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội và là cứu cánh cho nền kinh tế trong các giai đoạn khó khăn.

 

Tăng trưởng nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2023

Kể từ năm 1986 tới nay, mỗi khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, khó khăn, ngành nông nghiệp luôn trở thành động lực và là bệ đỡ cho nền kinh tế. Việt Nam bước sang năm 2023 trong bối cảnh kinh tế thế giới có triển vọng tiêu cực, tăng trưởng toàn cầu giảm tốc do chính sách thắt chặt tiền tệ, thế giới nhiều bất ổn về chính trị. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, chín tháng đầu năm 2023, toàn ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; tiếp tục phát huy hiệu quả chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và thiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Kết quả, tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm đạt 3,43%, trong đó nông nghiệp tăng 3,42%, lâm nghiệp 3,13% và thủy sản 3,56%; trong khi nền kinh tế tăng trưởng chỉ đạt 4,24%, công nghiệp 2,41%. Xuất khẩu toàn ngành đạt 38,48 tỷ Đô la Mỹ tăng 22,0%; nhập khẩu đạt 30,44 tỷ Đô la Mỹ, giảm 10,4%; cán cân thương mại nông lâm thủy sản đạt 8,04 tỷ Đô la Mỹ tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2022. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như: rau quả tăng 71,8%, gạo 40,4%, hạt điều 39,6%, mía đường 34,4%, chăn nuôi 26,4%. Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn. Trong đó, tỷ trọng giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 22,1%, Mỹ chiếm 20,7%, Nhật Bản chiếm 7,6%, Philippines 4,4%, Hàn Quốc 4,1%, Châu Âu và các thị trường khác là 41,7%.

Ngành nông nghiệp đạt được kết quả trên, một phần từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông lâm thủy sản tương đối thuận lợi. Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới trong thời gian gần đây liên tục biến chuyển có lợi cho Việt Nam.  Nga chính thức rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen; Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tạm dừng xuất khẩu gạo. Ngoài ra, hiện tượng El Nino, tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lúa gạo tại nhiều nước trên thế giới. Do đó, Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gạo, khai thác thị trường truyền thống, mở rộng thị trường tiềm năng trong khi vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

 

Tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm và cả năm
giai đoạn 2011-2023 (%)

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2023

Nhận định tăng trưởng nông nghiệp năm 2023

Theo Tổng cục Thống kê, với tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2023, mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp cả năm 2023 đã đề ra đạt 3-3,5% là khả thi. Tại buổi họp báo thông tin về kết quả của ngành nông nghiệp quý III/2023 ngày 29/09/2023, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn cũng đã khẳng định “Năm 2023, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ về đích ngoạn mục”.

Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản những tháng cuối năm, ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU... Tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Với những kinh nghiệp ứng phó trước những khó khăn, thử thách, sự chủ động của các ngành hàng, truyền thống chung sức, vượt khó, sáng tạo vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân....chúng ta kỳ vọng ngành nông nghiệp sẽ đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra trong năm 2023, tiếp tục phát huy vai trò “bệ đỡ cho nền kinh tế khi khó khăn.

Nguyễn Thị Thuỷ, Bộ môn Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược/Ipsard

 

 

 

NỘI DUNG KHÁC

XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM THÁNG 11 NĂM 2023

10-12-2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tháng 11 năm 2023 ước đạt gần 4,79 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 11 tháng đầu năm 2023 đạt 47,84 tỷ USD, giảm 2,7 so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng: nông sản 24,3 tỷ USD (tăng 17,1%); sản phẩm chăn nuôi 453 triệu USD (tăng 23,5%); thuỷ sản 8,24 tỷ USD (giảm 18,9%); lâm sản 13,02 tỷ USD (giảm 17%); đầu vào sản xuất 1,82 tỷ USD (giảm 17,8%); muối 5,1 triệu USD (tăng 16,7%).

Quảng Bình: Hoàn thiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2025- 2030

10-12-2023

Sáng 22/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình phối hợp với Tổ chức WWF- Việt Nam, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu (BĐKH) để cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Khai mạc Hội nghị COP28: Các nước phát triển cam kết đóng góp hơn 400 triệu đô la Mỹ

10-12-2023

(TN&MT) - Ngày 30/11, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã khai mạc tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE). Tại đây, nhiều quốc gia phát triển đã đưa ra cam kết tài chính mạnh mẽ lên tới hơn 400 triệu đô la Mỹ cho Quỹ Thiệt hại và Tổn thất.

Nông dân, doanh nghiệp lời khủng từ khí thải carbon

6-12-2023

Nông dân, chủ rừng, doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn xanh hoặc công nghệ cao có thể thu lợi không nhỏ từ khí thải carbon

Hội thảo lấy ý kiến về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản

6-12-2023

Ngày 04/12/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo “Hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản”. Hội thảo được đồng chủ trì bởi Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và Ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan liên quan về sự cần thiết, nội hàm cơ chế chính sách pháp luật cần bổ sung và phương thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định hay Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) về thương hiệu nông sản.

Vẫn nan giải 'bài toán' nhân lực cho HTX

1-12-2023

Có một thực tế nan giải thường thấy ở các HTX hiện nay là thiếu nhân lực, nhân lực “già hóa” trong khi đó lại khó tuyển thêm được nhân lực mới đã qua đào tạo. Điều này khiến cho nhiều HTX khó khăn trong phát triển sản xuất, mở rộng quy mô thị trường...

HTX vẫn khó tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX

1-12-2023

Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX trung ương và địa phương đang là kênh tín dụng hỗ trợ tích cực cho các HTX, tổ hợp tác và thành viên vay vốn. Tuy nhiên, việc tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX là mong muốn của nhiều HTX.

Kết quả giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

1-12-2023

Ngày 14/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 52/2022/QH15 về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ đồng thời với ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ngày 30/10/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có báo cáo tóm tắt kết quả giám sát đối với việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chính phủ phê duyệt Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

28-11-2023

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Kết quả thí điểm và bài học kinh nghiệm trong xây dựng mô hình thí điểm cà phê chất lượng cao Việt Nam

27-11-2023

Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê nhân Robusta. Năm 2022, xuất khẩu cà phê đạt 1,78 triệu tấn, trị giá 3,9 tỷ USD. Cà phê Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam cũng như tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản. Mặt khác, ngành cà phê đã tạo việc làm và thu nhập chính cho trên 500 nghìn hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng trồng cà phê khác.

Hợp tác công – tư ngành hàng quế nhằm củng cố vị thế xuất khẩu số 1 thế giới

21-11-2023

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam đạt gần 300 triệu USD, chiếm 18,2% sản lượng và chiếm 34,4% về thị phần xuất khẩu quế toàn cầu. Với kết quả này, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới…