Bài 4: 115 trong quán cà phê.

30/05/2007

Trong gần 500 cán bộ, nhân viên của Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp (KHKTNN) miền Nam có khoảng 5% “sống khoẻ” và thêm 5% nữa sống khá. Không kể những cây đa, cây đề”, những người “sống khoẻ” phần lớn có độ tuổi trên 45, đều có thu nhập chính từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn riêng lẻ, mà những hoạt động ấy đều gắn với những lĩnh vực chuyên môn của mình.

Bài 1: Bó chân, bó tay

Bài 2: Một đề tài 9 chữ ký

Bài 3: Từ chối thực hiện đề tài tiền tỷ

Còn lại đa số đều sống nhờ vào đồng lương từ ngân sách với mức bình quân khoảng 2 triệu/tháng, trong đó có đến 25% từ nguồn thu lợi nhuận của hãng “cám cò” (thức ăn gia súc nhãn hiệu con cò”) mà trước đây viện đã đóng góp 1% cổ phần bằng trí tuệ.

Trước cửa viện có mấy quán cà phê cóc, nơi nhiều cán bộ nghiên cứu của viện thường tập trung “giao ban” trước mỗi ngày làm việc. Chủ đề hôm nay là “khoán 10 – 115” mà NNVN đã khởi đăng 3 số liền. Ý kiến cuả một số TS xấp xỉ 55 tuổi – 115 (Nghị định 115) sẽ làm mòn mỏi thêm khoa học nông nghiệp vì khoa học nông nghiệp cơ bản phục vụ cho nông dân, cho người nghèo.

Nhiều tấm gương có thật, các viện trưởng phía nam có vai trò quyết định trong việc lai tạo, tuyển chọn nên các giống lúa cho cả nam bộ, vựa lúa chính của cả nước và 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Điều tra cho thấy có đến 90% diện tích gieo trồng sử dụng giống của họ (các tỉnh phía Bắc chỉ có 12% diện tích dùng giống nội, có nguồn gốc từ các viện, trường). Thế nhưng vì là giống tự nhiên nên không thể giữ bản quyền, không thể kinh doanh. Tác giả giống VND 96-20, giống chiếm thứ 3 về diện tích nay vẫn độ nhật bằng đồng lương ít ỏi.

Muốn khoa học kỹ thuật nông nghiệp trở thành hàng hoá thì trước hết phải xem đã có thị trường hay chưa.

Hiện rất nhiều xí nghiệp heo giống trên địa bàn Tp. HCM và các tỉnh lân cận đều lo lắng về việc chất lượng đàn giống của mình đang ngày một kém, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Họ cần một nghiên cứu bài bản và tìm giải pháp. Đề bài được trao tận tay đúng địa chỉ nhưng với điều kiện – Chúng tôi sẽ cấp tiền bằng một đề tài của Sở KHCN. Nghiên cứu, chuyển giao, nghiệm thu, vôc tay, tất cả các bước đều có nhưng cuối cùng sản phẩm khoa học vẫn chẳng thành con giống tốt. Câu trả lời - Cậu tính, họ kinh doanh con giống mà trả công thấp thế, muốn chi hết thì tiền công phải gấp đôi, gấp 3 chứ lỵ. Những doanh nghiệp này vốn là các công ty quốc doanh, vẫn lưu luyến lắm với bao cấp.

Hai TS xấp xỉ tuổi 40 có chung ý kiến – hoan hô 115, mọi cái bất cập hiện nay như là tiền công phản biện, tiền công hội đồng, tiền lao động kỹ thuật…. chỉ là vấn đề kỹ thuật chắc chắn sẽ được điều chỉnh và cái chính là có 115 mới tạo điều kiện cho người tài, người trẻ lao động và cống hiến.

Làm sao để có thuốc diệt ốc bươu vàng không độc, hiệu quả, tiện dụng, sản xuất qui mô công nghiệp? Đề bài này thuộc loại hóc vì đã hàng chục năm nay bao “cây đa, cây đề” thuộc viện chuyên ngành BVTV, xài tiền nhà nước mà vẫn chưa ra được. Thế rồi một TS trẻ xung phong nhận với điều kiện - nếu thành công thì cho phép bán. Chỉ 2 năm sau, sản phẩm đã có mặt trên thị trường và mang lại khoản tiền 100.000USD cho nhóm nghiên cứu. Không những chỉ nghiên cứu mà vị TS gần 40 tuổi còn ấp ủ dự định đi buôn khoa học công nghệ. Chỉ có những người nắm vững chuyên môn mới sục sạo được ở nước ngoài, mới biết đến giá trị đích thực của món hàng kiến thức sẽ mua, và cũng chỉ có những người đó mới có thể bán lại được mon hàng đó cho các doanh nghiệp trong nước. Món hàng thử nghiệm đầu tiên là một phần mền thống kê sinh học đang rao bán 5.000 USD, dự kiến sẽ bán được cho 5 doanh nghiệp.

Một thời, hầu như tất cả các đề tài nghiên cứu đều do các lãnh đạo đứng tên chủ nhiệm, mặc cho lớp trẻ là người viết đề cương, làm luôn người tổng hợp viết báo cáo.

Ý kiến của một TS trên 55 tuổi, ít nhiều có cương vị cho rằng – 115 sẽ phát động cuộc đua “chạy đề tài” với mức độ khốc liệt.

Quang Ngọc

Thứ Năm, 24/5/2007 - Số 104 (2689) Nông nghiệp Việt Nam


Tin khác