Chương trình hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn (ard sps 2007- 2012)

15/08/2008

Từ những năm 1990s Đan Mạch đã hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam. Pha tiếp theo của chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp nhằm giúp đỡ những người nghèo nhất trong cộng đồng nông thôn để họ có khả năng quản lý nông trại của mình và các hoạt động kinh doanh ở nông thôn một cách bền vững, đảm bảo về an ninh lương thực và đem lại lợi nhuận.

Đói nghèo là hiện tượng phổ biến ở vùng nông thôn: 77 % dân số Việt Nam và 90% dân nghèo là đang sống ở các vùng nông thôn; 77% thu nhập của các hộ nông dân là từ các hoạt động nông nghiệp. Do đó, phát triển nông nghiệp và nông thôn là yếu tố quan trọng của Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện (CPRGS) của Việt Nam trước đây và Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 2006-10 (SEDP) hiện tại.

Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) giai đoạn 2000-2007 đã hỗ trợ việc nâng cao năng lực các cấp xã, huyện, tỉnh cũng như hỗ trợ hai trường Đại học và nâng cao năng lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông qua việc thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững và năng suất cao, chương trình đã góp phần cải thiện môi trường, thu nhập và sức khoẻ của người nông dân.

Chương trình hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn mới (ARD SPS) sẽ được bắt đầu vào cuối năm 2007 cho đến hết năm 2012 với ngân sách là 230 triệu Curon Đan Mạch, tương đương với 42 triệu đôla. ARD SPS được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm thu được từ chương trình ASPS sẽ bao gồm Hợp phần Trung ương và Hợp phần cấp tỉnh.

Hợp phần Trung ương sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu và xây dựng chính sách về sinh kế miền núi. Hợp phần cấp tỉnh bao gồm các tiểu hợp phần về đào tạo và khuyến nông, tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực lập kế hoạch có sự tham gia và giao đất giao rừng. Các tỉnh tham gia chương trình là Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu ở miền núi phía Bắc, Đắk Nông và Đắk Lắk ở Tây Nguyên.

Chương trình trực tiếp hướng tới người nghèo và tập trung vào một số các huyện nghèo nhất của Việt Nam, và trong đó tập trung vào các xã nghèo nhất. Chiến lược của chương trình sẽ là hướng tới người nghèo, đặc biệt dân tộc thiểu số và người nghèo là các đối tượng thiệt thòi trong xã hội.

Chương trình sẽ khuyến khích việc cải thiện các phương pháp thực hành trong nông nghiệp và các công nghệ đơn giản có thể áp dụng cho các nông dân nghèo. Các nhóm hội nông dân cùng sở thích sẽ được thành lập. Các nhóm hội này sẽ làm giúp đưa các nhu cầu của người nông dân nghèo, đặc biệt là người nghèo là dân tộc thiểu số đến được với hệ thống khuyến nông và các dịch vụ khác. Tương tự như vậy, sự tham gia của cộng đồng vào chu trình lập kế hoạch sẽ được củng cố cho có hiệu quả hơn và giảm được đói nghèo.

Hợp phần cấp tỉnh nhằm hỗ trợ và nâng cao vị thế của người phụ nữ trong nông nghiệp cũng như trong gia đình. Điều này sẽ được thực hiện thông qua việc khuyến khích phụ nữ tham gia vào các khoá tập huấn và bằng việc thiết kế các khoá học phù hợp với các nhu cầu của phụ nữ.

Việc phát triển nông nghiệp có thể gây ra những rủi ro về mặt môi trường nếu không có những biện pháp phòng tránh. Do vậy, Hợp phần Trung ương sẽ hỗ trợ việc thực hiện các chính sách về môi trường và các văn bản pháp luật trong nông nghiệp và Hợp phần tỉnh hỗ trợ giảm các hoạt động làm xói mòn đất, ô nhiễm và bạc màu đất. Sự thay đổi về khí hậu và các biện pháp để phòng tránh những ảnh hưởng xấu của nó cũng sẽ được lưu tâm tới.

Phòng chống HIV/AIDS cũng sẽ được lồng ghép trong chương trình thông qua các hoạt động tập huấn và truyền bá thông tin. Chương trình cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động liên quan đến các hộ gia đình nhiễm HIV/AIDS và hỗ trợ Bộ nông nghiệp chuẩn bị chiến lược HIV/AIDS cho ngành nông nghiệp.

Nếu bạn quan tâm tìm hiểu thêm thông tin về ngành nông nghiệp và Bộ NNvà PTNT Việt Nam hãy vào những đường link sau:

http://www.mard.gov.vn/

http://www.ipsard.gov.vn/news.default.aspx


Tin khác