Đất đai trong quá trình chuyển đổi: Cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam

14/08/2008

Cuốn sách này là nghiên cứu sâu về những nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến chống nghèo đói sử dụng các cải cách đất đai định hướng thị trường. Các tác giả đã thực hiện nghiên cứu về các cuộc cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam một cách rõ ràng, cẩn thận và dễ hiểu. - Tác giả: Martin Ravallion và Dominique van de Walle

- Nhà xuất bản: NXB Văn hóa Thông tin, 2008.

- Giá bìa: 1 USD

Cuốn sách này là nghiên cứu sâu về những nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến chống nghèo đói sử dụng các cải cách đất đai định hướng thị trường. Trong những năm 1980 và 1990, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách thể chế trọng yếu và đất nước sau đó đã chứng kiến một tỉ lệ giảm nghèo ấn tượng. Vậy những cải cách thể chế đó đóng vai trò gì ? Có hay không những hiệu quả thu được từ công cuộc cải cách phải đánh đổi bằng sự bất bình đẳng ? Có tồn tại đồng thời người thắng lẫn kẻ thua ? Mức độ gia tăng của tình trạng không đất ở khu vực nông thôn sau các cuộc cải cách là dấu hiệu của thành công hay thất bại?

Cuốn sách này xem xét tác động lên mức sống của hai giai đoạn cải cách luật đất đai : năm 1988 khi đất được phân bổ cho hộ gia đình theo các quyết định hành chính và thị trường được tự do hóa ; và năm 1993 khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp và lần đầu tiên giao dịch đất được thừa nhận chính thức. Để đánh giá tác động của những thay đổi này một cách đầy đủ, các phân tích dựa trên số liệu khảo sát hộ gia đình của các tác giả được dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế lẫn các kiến thức về lịch sử và xã hội trong bối cảnh nghiên cứu. Cuốn sách này vạch ra những bài học từ những trải nghiệm của Việt Nam và đề xuất các gợi ý cho các cuộc tranh cãi về chính sách hiện tại của Trung Quốc và những nơi khác.

Các tác giả đã thực hiện nghiên cứu về các cuộc cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam một cách rõ ràng, cẩn thận và dễ hiểu. Họ chỉ ra rẳng, chính sách giao đất cho dân năm 1988 đã tránh được trên diện rộng cái gọi là «tập trung duy ý chí » và tạo ra các nông hộ có quy mô tương đồng. Thực tế cho thấy chính sách này đã giúp sản xuất được nhiều hơn, hiệu quả hơn chính sách tập thể hóa trước đó. Để đảm bảo mục tiêu công bằng, cải cách này không hướng vào mục tiêu tối đa hóa năng lực sản xuất. Tuy vậy, theo như kết luận của các tác giả, cải giả phải trả cho sự hy sinh đó là không lớn. Các tác giả cũng xem xét liệu rằng Trung Quốc có thể học được gì từ những cải cách kinh tế quen thuộc ở Việt Nam.

Michael Lipton -- Sáng lập viên và giáo sư nghiên cứu, Ban Nghiên cứu Nghèo, Đại học Sussex, Brighton, Vương quốc Anh

Đây là một cuốn sách rất thú vị và được thực hiện một cách công phu. Các tác giả là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này và thực tế cuốn sách đã chứng minh điều đó. Họ đã dựa trên những phân tích giản dị để xử lý một loạt các vấn đề mấu chốt như liệu rằng tình trạng không đất có phải là một dấu hiệu của sự thành công hay thất bại ? Các tác giả cũng dựa trên những phân tích của mình để đi đến các kết luận cẩn trọng, liên kết vấn đề này với những chủ đề đang được tranh luận về tính bình đẳng và hiệu quả ở Việt Nam. Tôi kỳ vọng ấn phẩm này sẽ là một công trình có tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả phạm vi thế giới.

Johan Swinnen, giáo sư kinh tế phát triển, Katholieke Universiteit Leuven, Vương quốc Bỉ


Tin khác