Tên chương trình: "Chương trình phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (ARD SPS ) giai đoạn 2007- 2012" Hợp phần tỉnh Lai châu.
Thời gian thực hiện: 2007-2012.
Nhà tài trợ : Chính phủ Đan mạch
Tổng vốn viện trợ: 33,65 triệu DKK (Tương đương khoảng 106.906 triệu VNĐ).
Vốn đối ứng của tỉnh: 5.978 triệu VNĐ.
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh.
Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện Tam đường, Than uyên, Sìn hồ.
Mục tiêu Chương trình.
Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ nhóm nông dân tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình thực hiện chương trình, người dân được tham gia và tiếp xúc với những phương pháp tiếp cận mới, cải tiến trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn qua đó từng bước thay đổi phương pháp sản xuất nhằm cải thiện an ninh lương thực và mức sống của người dân nghèo miền núi, đặc biệt là các dân tộc thiểu số và các hộ gia định do phụ nữ làm chủ thông qua việc cải thiện quản lý nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp miền núi.
Phúc lợi của các hộ gia đình được tăng trưởng bền vững nhờ cải thiện công tác quản lý nguồn lực, hoạt động sản xuất và maketting trong nông nghiệp, chú trọng tới nông dân nghèo miền núi đặc biệt là phụ nữ và đồng bào các dân tộc thiểu số.
Thúc đẩy sự hình thành của các nhóm nông dân sở thích, đào tạo dựa trên nhu cầu và cung cấp các dịch vụ khuyến nông cho cả nam và nữ nông dân; phát huy các kinh nghiệm đã thành công, thí điểm các phương pháp tiếp cận và các hoạt động mới đồng thời tăng cường công tác lập kế hoạch cấp hộ, cấp thôn bản và cấp xã; cung cấp các dịch vụ có chất lượng dựa trên nhu cầu.
Nội dung hoạt động
Các hoạt động của Chương trình sẽ xuất phát từ nhu cầu của các nhóm nông dân sở thích. Các hoạt động có khả năng thực hiện bao gồm: Nông nghiệp; chăn nuôi; công nghệ sau thu hoạch; chế biến và tiếp cận thị trường; cơ sở hạ tầng; hàng thủ công... theo 3 tiểu hợp phần là:
Tiểu hợp phần1: Khuyến nông theo nhu cầu, thông tin và đào tạo cho nông dân.
Tiểu hợp phần 2: Sản xuất, bảo quản, chế biến và maketting.
Tiểu hợp phần 3: Lập kế hoạch địa phương và xây dựng năng lực.
Mọi hoạt động đều dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như:
- Đào tạo sẽ dựa trên nhu cầu, căn cứ vào nhu cầu do các nhóm nông dân đưa ra.
- Đào tạo dựa trên cơ sở đào tạo giảng viên nguồn.
- Nông dân sẽ được đào tạo thành giảng viên nguồn dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp nông dân tập huấn cho nông dân để tăng hiệu quả và khả năng nhân rộng.
- Giảng viên nông dân và giảng viên nguồn phải được lựa chọn từ các nhóm dân tộc, nói được hai thứ tiếng và có số lượng phụ nữ tham gia cao.
- Đào tạo sẽ kết hợp với các vấn đề xuyên suốt và phù hợp với nông dân...
Tại mỗi tiểu hợp phần sẽ có các đầu ra, có chiến lược thực hiện và hoạt động phù hợp của chương trình bao gồm.
- Các nhóm nông dân nam và nữ được thành lập và được đào tạo.
- Xây dựng các thư viện thôn bản, cung cấp thông tin và tài liệu.
- Xây dựng các mô hình cải tiến áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới phù hợp với địa phương.
- Xác định và phát triển các chuỗi maketting cũng như phát huy tiềm năng thị trường sản phẩm địa phương.
- Đẩy mạnh công tác xử lý và bảo quản sau thu hoạch.
- Đẩy mạnh sản xuất hàng thủ công.
- Xây dựng quỹ phát triển thôn bản hỗ trợ sản xuất cho các nhóm cư dân nghèo.
- Xây dựng quy trình lập kế hoạch và thực hiện lập kế hoạch dựa trên nhu cầu của mọi cấp.
- Bảo tồn tri thức địa phương về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Cơ cấu tổ chức
Chương trình được tổ chức thực hiện trên cơ sở thành lập các ban chỉ đạo, ban quản lý, ban điều phối của chương trình ở các cấp bao gồm:
- Ban chỉ đạo chương trình cấp Trung ương.
- Ban chỉ đạo Chương trình cấp tỉnh. Bao gồm đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm phó ban thường trực và bao gồm đại diện lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch, Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Ban dân tộc, Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND các huyện Tam Đường, Than Uyên, Sìn Hồ
- Ban quản lý Chương trình cấp tỉnh. Bao gồm Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Giám đốc BQL, Phó Giám đốc Sở làm phó Giám đốc BQL và đại diện lãnh đạo các phòng ban đơn vị thuộc Sở gồm: Phòng Kế hoạch, Nông nghiệp, Tài chính kế toán, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Hợp tác xã và PTNT; Đại diện thành viên các Sở ban ngành đoàn thể như Chuyên viên UBND tỉnh, cán bộ Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và 3 cán bộ chuyên trách của Chương trình.
- Ban điều phối cấp huyện. Bao gồm Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện làm thư ký và một số thành viên của Phòng Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các phòng ban của huyện là thành viên như Phòng Tài chính kế hoạch, hội Phụ nữ, hội Nông dân, phòng Dân tộc, Kho bạc huyện và chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND các xã dự án.
- Ban điều phối cấp xã. (Chưa thành lập)
- Hội đồng phát triển thôn bản. (Chưa thành lập)