Phương pháp đào tạo trong hợp phần tỉnh Đăk Nông

02/01/2009

Điều quan trọng là nông dân được đào tạo một cách cụ thể, phù hợp với điều kiện riêng của họ và trong các bối cảnh thực tế, gần gũi với tình hình của họ. Do vậy, khi tổ chức các lớp học cần lưu ý lựa chọn những nông dân hoạt động trong các điều kiện tương tự và liên quan đến chủ đề giảng dạy. Ngoài các nhóm nông dân sở thích (FIG) còn có các nhóm nông dân nói chung hay các lớp học đầu bờ (FFC) được thành lập từ những nông dân có sự tương đồng về nguồn lực và năng lực.

Các lớp học đầu bờ được tổ chức để đào tạo toàn diện về lập kế hoạch và quản lý hộ gia đình cũng như về nông lâm học. Các khóa học phải tính toán đầy đủ tới hoàn cảnh thực tế và phức tạp của từng người dân, đồng thời coi doanh nghiệp, nông hộ là một chỉnh thể. Do vậy, điều quan trọng là các học viên phải đồng đều về mức độ giàu nghèo, về các nguồn lực có được trong đó bao gồm lao động, kiến thức và cả ngôn ngữ. Trong các nhóm cũng như các lớp học sẽ đảm bảo các thành viên khá giả hơn không thể lấn át thành viên nghèo (xét về nguồn lực); đồng thời đảm bảo sử dụng phương pháp tiếp cận chính thể. Có thể tổ chức lớp theo giới nếu cần.

Cán bộ thôn, bản sẽ tổ chức các lớp học đầu bờ với sự cộng tác của Hội Nông dân và Hội Phụ nữ.

Đối với các lớp học đầu bờ cũng như tập huấn cho các nhóm nông dân sở thích về chăn nuôi hay các chủ đề chuyên môn khác, giảng viên phải có kiến thức chuyên sâu và rộng. Bởi vậy, chương trình đào tạo phải do một một đội ngũ giảng viên gồm các giáo viên và những người đã tốt nghiệp các trường đào tạo có kết hợp và dựa trên nghiên cứu của địa phương hoặc của quốc gia. Ở giai đoạn sau, việc tập huấn có thể sẽ do các cán bộ khuyến nông được đào tạo chuyên biệt hoặc các nhà thầu tư nhân đảm nhận toàn bộ, và có thể vẫn có sự hỗ trợ chuyên môn của các giáo viên hoặc những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm.


(Trích: Báo cáo hợp phần tỉnh Đăk Nông)

Tin khác