Kinh nghiệm Đài Loan hội nhập WTO

20/09/2005

Ngày 19/9/2005 tại Viện Kinh tế Nông nghiệp, TS Torng Chuang Wu Nguyên Thứ tr­ưởng Bộ Nông nghiệp Đài Loan đã có buổi nói chuyện về kinh nghiệm của nông nghiệp Đài Loan trong hội nhập WTO. Theo TS Torn với các nước trong thời gian đàm phán đều tập trung theo nguyên tắc của WTO. Chủ yếu phải hiểu biết về tình hình kinh tế th­ương mại của đối tác buôn bán để tranh thủ lợi ích lớn nhất về kinh tế cho quốc gia và giảm ảnh hư­ởng bất lợi ở mức thấp nhất. Ngày 19/9/2005 tại Viện Kinh tế Nông nghiệp, TS Torng Chuang Wu Nguyên Thứ tr­ưởng Bộ Nông nghiệp Đài Loan đã có buổi nói chuyện về kinh nghiệm của nông nghiệp Đài Loan trong hội nhập WTO. Theo TS Torn với các nước trong thời gian đàm phán đều tập trung theo nguyên tắc của WTO. Chủ yếu phải hiểu biết về tình hình kinh tế th­ương mại của đối tác buôn bán để tranh thủ lợi ích lớn nhất về kinh tế cho quốc gia và giảm ảnh hư­ởng bất lợi ở mức thấp nhất.|

 
Năm 2001, Đài Loan gia nhập tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), và trong vòng 4 năm qua hội nhập đã ảnh hưởng quan trọng đến ngành nông nghiệp của nuớc này. Thuế suất trung bình của danh mục nông sản của Đài Loan năm 1992 là 21.6%, sau đàm phán thuế suất trung bình nông sản năm thứ nhất giảm xuống là 14%, năm 2002 giảm xuống là 12%, như­ng cũng có nhiều hạng mục trong thời gian đàm phán đã giảm thuế tr­ước thời hạn. Đài Loan sau khi giảm thuế nông mức thuế suất của Đài Loan nằm ở giữa Nhật và Hàn Quốc. Thuế trung bình đối với nông sản của Nhật năm 2000 giảm xuống là 10.3%. Hàn Quốc năm 2004 giảm xuống là 15.8%. Hàng rào thuế quan giảm đã ảnh hưởng mạnh đến sản suất của nhiều ngành hàng nội địa của Đài Loan, nhiều ngành hàng giảm và co lại. Đài Loan đã phải áp dụng các biện pháp trợ giúp như điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, giúp đỡ chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ sản xuất ...
 
Theo TS Torng Chuang Wu, Việt Nam sắp gia nhập WTO. Cho dù là đàm phán để gia nhập hay sau khi gia nhập đều cần có các biện pháp can thiệp hợp lý. Một số kinh nghiệm của Đài Loan có thể tham khảo như­ng do môi trường kinh tế và môi trường nông nghiệp giữa hai n­ước có sự khác biệt, một số đối sách không thích hợp dùng cho Việt Nam.
 
Với các n­ước trong thời gian đàm phán đều tập trung theo nguyên tắc của WTO. Chủ yếu phải hiểu biết về tình hình kinh tế th­ương mại của đối tác buôn bán để tranh thủ lợi ích lớn nhất về kinh tế cho quốc gia và giảm ảnh hư­ởng bất lợi ở mức thấp nhất.
Cần có các nghiên cứu để làm căn cứ khoa học cho các chính sách hợp lý, đặc biệt là các nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập. Thực tế cho thấy, đánh giá ảnh hư­ởng đối với nông nghiệp khi gia nhập WTO không dễ dàng. Đối với Đài Loan, thực tế v­ượt xa các dự đoán trong các nghiên cứu đưa ra.

 


Tin khác