Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm một số nông sản sản xuất ở vùng ĐBSH

01/01/2009

Đào Đức Huấn

Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm một số nông sản sản xuất ở vùng ĐBSH
CNĐT: CN. Đào Đức Huấn
1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) một số nông sản ở vùng Đồng bằng sông Hồng
- Nghiên cứu một số lý luận về quản lý nhà nước đối với chất lượng, VSATTP nông sản
- Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước đối với chất lượng, VSATTP một số nông sản được sản xuất ở vùng Đồng bằng sông Hồng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản
2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin thứ cấp
Phỏng vấn bằng bảng hỏi tại Hà Nội, Nam Định và Hải Dương
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan các qui định quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP
- Các chính sách quản lý của Nhà nước về VSATTP đối với sản phẩm gia cầm
- Thực trạng quản lý nhà nước về VSATTP
- Đề xuất chính sách nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về VSATTP đối với sản phẩm gia cầm
4. Kết quả đạt được
Đi sâu phân tích các chính sách quản lý VSATTP trong ngành nông nghiệp và chính sách quản lý Nhà nước về VSATTP đối với sản phẩm gia cầm
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về VSATTP đối với thịt gia cầm, đi sâu phân tích trong từng khâu chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia cầm: Một số sản phẩm thịt gia cầm hiện nay chưa rõ ràng, thiếu các quy định của nhà nước về chất lượng; Công tác quản lý về VSATTP của các cơ quan nhà nước hiện nay còn rất hạn chế, tập trung vào quản lý bề nổi (quản lý thị trường); Hoạt động cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP không được triển khai; Quản lí vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh không được triển khai hoặc triển khai ở mức độ hạn chế; Quản lý dịch bệnh chỉ tập trung khi có sự hỗ trợ của nhà nước, không quản lý được thực hành của người chăn nuôi; Các hoạt động thanh tra thú y, thanh tra VSATTP ở địa phương thiếu chế tài, không đủ sức.
Đề xuất giải pháp:
- Ranh giới trách nhiệm quản lý nhà nước cần phải làm rõ
- Cụ thể hóa các quy định quản lý VSATTP đối với nông sản, thịt gia cầm
- Phân định rõ trách nhiệm quản lý VSATTP đối với nông sản
- Giao trách nhiệm quản lý thịt gia cầm trong lưu thông cho ngành thú y
- Quy định trách nhiệm đối với UBND cấp xã, phường
- Xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích hoạt động của cán bộ thú y
- Tăng mức kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về VSATTP
Đề xuất chính sách:
- Quy định các điều kiện về sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Quy định điều kiện đối với sản phẩm tươi sống
- Quy định rõ về công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm

Tin khác