Page 27 - NTMs đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU và UK
P. 27

NTMs đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU và UK




                    -  Yêu cầu chỉ tiêu, giới hạn cho phép các chỉ tiêu về ATTP đối với thực phẩm

                       thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU theo Quyết định 2864/QĐ-BNN-QLCL
                       ngày 24/11/2011 và Quyết định 1471/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/6/2012 về chỉ

                       tiêu kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với lô hàng thuỷ sản xuất
                       khẩu.
                    -  Giới hạn ô nhiễm Vi sinh vật: Quy chuẩn kỹ thuật số QCVN 8-3:2012/BYT- Ô

                       nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.
                    -  Giới hạn ô nhiễm kim loại nặng: Quy chuẩn kỹ thuật số QCVN 8-2:2011/BYT

                       Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực
                       phẩm
                    -  Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm: Quy chuẩn kỹ thuật số QCVN 8-1:2011/BYT

                       Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực
                       phẩm.


                  3.4  Kiểm soát của của EU và UK đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam

                       Theo quy định của EU, tất cả động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập

                  khẩu vào khu vực bắt buộc phải được kiểm tra thú y tại cửa khẩu do các điểm kiểm
                  tra biên giới được chỉ định (Designated Border Control Posts-BCPs). Việc kiểm tra

                  thú y ở biên giới là yếu tố then chốt để đảm bảo rằng động vật sống và sản phẩm
                  động vật nhập khẩu vào EU là an toàn và đáp ứng các yêu cầu/điều kiện nhập khẩu.

                       Kiểm tra thú y bao gồm kiểm tra hồ sơ, danh tính và thực tế được thực hiện đối

                  với mỗi lô hàng thủy sản nhập khẩu. Kiểm tra hồ sơ được thực hiện với tất cả các lô
                  hàng để đảm bảo rằng chi tiết trên chứng thư tương ứng với các tài liệu kèm theo như

                  bản kê khai, vận đơn và các chứng từ thương mại khác. Các chứng từ đi kèm lô hàng
                  phải đáp ứng các yêu cầu gồm có (i) phải là bản gốc và có số đăng ký duy nhất (gửi

                  qua fax hoặc bản sao chụp của chứng chỉ không được coi là bản gốc các tài liệu), (ii)
                  nội dung và cách trình bày phải phù hợp với chứng chỉ mẫu, chứng chỉ này được quy
                  định cho sản phẩm có liên quan, (iii) phải được ký bởi một nhân viên nhà nước nằm

                  trong danh sách đã đăng ký tên, chức vụ và chữ ký với DG- SANTE và một con dấu
                  chính thức rõ ràng dễ đọc, (iv) phải bao gồm một tờ giấy duy nhất và phải được điền

                  đầy đủ, (v) có thể chỉ có một người nhận hàng, và (vi) phải được soạn thảo và hoàn
                  thành bằng ngôn ngữ chính thức của Liên minh Châu Âu.





                                                              24

                  Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng - IPSARD
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32