Đông Á phục hưng – Ý tưởng cho phát triển kinh tế

14/06/2007

Ngày 6 tháng 6 năm 2007, tại Khách sạn Hilton, Ngân hàng thế giới đã tổ chức một cuộc hội thảo, công bố nghiên cứu mới của mình với tựa đề “Đông Á phục hưng: ý tưởng phát triển”. Đây là một phân tích tổng thể về những yếu tố kinh tế xã hội và những thử thách mới với khu vực. Tiến sĩ Hori Kharas đã có bài trình bày tổng quan về báo cáo này.

Sau gần 10 năm rơi vào cuộc khủng hoảng, Đông Á đã chuyển mình bằng cách tạo ra nền kinh tế có sức cạnh tranh và sáng tạo hơn. Tăng trưởng ở các nước đang lên trong khu vực kể từ năm 1998 là rất đáng chú ý: tổng sản phẩm quốc dân đã tăng gấp đôi, tăng trưởng đạt mức hơn 9% mỗi năm và đạt tới 4 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2005. Các chỉ số khác cũng rất ấn tượng. Xuất khẩu đã tăng lên, đạt 2 ngàn tỷ đô la Mỹ mỗi làm, làm cho khu vực Đông Á trở thành khu vực thương mại mở nhất thế giới. Thị trường vốn đã tăng trưởng và tổng tài sản tài chính nội địa có giá trị 9,6 nghìn tỷ đô la Mỹ. Số người nghèo đã giảm hơn 300 triệu người so với năm 1998. Tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh, có tiếng nói dân chủ mạnh trong các vấn đề kinh tế. Phục hưng kinh tế đang dần hiện ra trong khu vực. Tuy nhiên, khu vực cũng đang phải đối mặt với những thử thách nội tại, đó là bất bình đẳng, gắn kết xã hội, tham nhũng và môi trường xuống cấp do chính thành công của nó gây ra.

Báo cáo cho rằng dòng chảy hàng hóa, tài chính và công nghệ sẽ giúp các nước nhỏ hơn ở Đông Á thu lợi từ kinh tế dựa trên quy mô, và cần phải khuyến khích hội nhập khu vực. Tuy nhiên, các yếu tố này phải được hỗ trợ bởi hội nhập nội địa để làm giảm sức ép mà tăng trưởng kinh tế tạo ra, giúp cho những người tụt hậu tham gia vào nền kinh tế.

Ngoài ra, báo cáo cho rằng, lợi ích từ tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức sẽ tập trung vào một số địa điểm và một số tầng  lớp xã hội nhất định, vì vậy cần có các chính sách công để có thể chia sẻ những lợi ích này đồng đều hơn. Đối với những nước có thu nhập trung bình trong khu vực, cần tập trung cải thiện quản lý các thành phố nhỏ và trung bình, tăng cường cung cấp dịch vụ xã hội và tạo ra sự minh bạch và tinh thần trách nhiệm cao hơn trong các cấp chính quyền trung ương và địa phương.

Cuốn sách này đánh giá tương lai của các nước Đông Á có thu nhập trung bình. Không có lợi thế về lương thấp hoặc kỹ năng cao và với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, các nền kinh tế Đông Á này đang đi theo một con đường hội nhập khu vực mới do Trung Quốc dẫn đầu. Trên con đường này, các nhà hoạch định chính sách phải quản lý luồng di cư 2 triệu người một tháng tới các thành phố Đông Á; hiện tượng tăng nhanh chưa từng có về sự bất bình đẳng thu nhập; và sự bất mãn ngày càng tăng đối với nạ tham nhũng. Chương trình nghị sự mới về hội nhập trong nước đang là một thách thức chính mà Đông Á phải đối đầu.

Đồng tác giả của báo cáo là Tiến sĩ Homi Kharas, Nhà nghiên cứu tại Học viện Brookings và Tiến sĩ Indermit Gill, Quyền Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á Thái Bình Dương.

Ngân hàng thế giới

Tải báo cáo tại đây: An East Asian Renaissance – Ideas for economic growth

Đinh Kim Phượng

Tin khác