Cửa khẩu Đông Hưng

06/09/2007

Đông Hưng có đường giao thông thủy bộ tiện lợi. Từ Đông Hưng đến thành phố Nam Ninh là 180 km, đến thành phố Hạ Long Việt nam là 180 km, đến Hà Nội 308 km. Từ cảng Trúc Sơn, Đàm Cát và đảo Kinh của Đông hưng có thể tới các bến cảng của vùng hoa nam Trung Quốc và các cảng biển Việt Nam.

Thị xã Đông Hưng nằm ở điểm cuối tây nam bờ biển đất liền Trung Quốc, hướng đông nam là Vịnh Bắc Bộ, phía tây nam tiếp giáp với Thị xã Đông Hưng nằm ở điểm cuối tây nam bờ biển đất liền Trung Quốc, hướng đông nam là Vịnh Bắc Bộ, phía tây nam tiếp giáp với Việt Nam, là đường biển và đường bộ thuận tiện nhất từ Quảng Tây nói riêng và vùng đại tây nam Trung Quốc nói chung đi ra vùng Đông Nam Á, cũng là cửa khẩu nối liền đường biển và đường bộ duy nhất giữa Trung Quốc với Việt Nam.

Đông Hưng là cửa khẩu cấp 1 nhà nước, là thị xã mở cửa ven biên giới được Quốc Vụ Viện phê chuẩn. Tháng 9 năm 1992, Văn phòng đặc khu Quốc Vụ Viện phê chuẩn Đông Hưng thành lập khu hợp tác kinh tế biên giới rộng với diện tích 4,07 km2, ngày 29 tháng 4 năm 1996, Quốc Vụ Viện phê chuẩn thành lập thị xã Đông hưng, bao gồm 3 thị trấn là Đông Hưng, Giang Bình và Mã Lộ, đường biên giới đất liền dài 33 km, đường bờ biển dài 50 km, tổng diện tích 481 km2 , dân số 120 nghìn người. Đây là vùng tập cư trú duy nhất của dân tộc Kinh Trung Quốc, cũng là một trong những quê hương Hoa kiều nổi tiếng ở Quảng Tây, hiện có 13 nghìn Hoa kiều hải ngoại.

Đông Hưng có đường giao thông thủy bộ tiện lợi. Từ Đông Hưng đến thành phố Nam Ninh là 180 km, đến thành phố Hạ Long Việt nam là 180 km, đến Hà Nội 308 km. Từ cảng Trúc Sơn, Đàm Cát và đảo Kinh của Đông hưng có thể tới các bến cảng của vùng hoa nam Trung Quốc và các cảng biển Việt Nam.

Đông Hưng có nguồn tài nguyên dồi dào. Vùng đồi núi thích hợp trồng quế, hoa hồi, vải, nhãn; bãi biển thích hợp nuôi các hải sản quý như tôm he, cua xanh, nghêu sò ốc hến v.v..; Đông Hưng còn là khu du lịch giàu đặc sắc vùng biên, vùng biển, vùng núi, có thể tắm biển, leo núi, tham quan nét sống dân tộc, du lịch xuyên quốc gia, có các cảnh quan thiên nhiên và nhân văn như bãi biển Kim Thán Vạn Vĩ, ngôi đình Hồ Chí Minh, hội hát dân tộc Kinh. Đối diện với Đông Hưng là Móng Cái Việt Nam, khoảng cách không đến 100m qua con sông Bắc Luân, là thành phố duy nhất có khoảng cách gần nhất trên biên giới Trung - Việt, cách một trong 7 khu phong cảnh thiên nhiên nổi tiếng thế giới -- Vịnh Hạ Long Việt Nam chỉ có 180 km. Tiềm năng du lịch Đông Hưng hết sức dồi dào.

Thương mại của Đông Hưng rất phát triển. Đông Hưng được hình thành vào đời nhà Minh và phát triển đi lên vào đời nhà Thanh, đến nay đã có hơn 400 năm lịch sử. Vào thập kỷ 40 thế kỷ trước, Đông Hưng trở thành cửa khẩu thông thương giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á( trước đây gọi là Nam dương), Mỹ, Nhật, Anh, Pháp v.v.., được mệnh danh là " Tiểu Hương Cảng ". Năm 1989 hai nước Trung - Việt khôi phục mậu dịch biên giới đến nay, ltổng giá trị mậu dịch biên giới của Đông Hưng đạt tới hơn 1,8 tỷ RMB, đóng góp ngân sách cho nhà nước và địa phương hơn 100 triệu RMB.

Được nhà nước cho hưởng các chính sách ưu tiên như các thành phố mở cửa ven biên giới khác, ngoài ra còn được hưởng chính sách mậu dịch biên giới, xóa đói giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số, chính sách Hoa kiều v.v..


Theo sinoviet.com

Tin khác