Những ngày qua, hộ trồng lương thực lớn của thành phố Tuy Hóa tỉnh Hắc Long Giang bác Trương Duyệt năm nay 55 tuổi vẫn đang hân hoan trong niềm vui được mùa, mấy chục mẫu ruộng của nhà bác năm nay đã thu được gần 30 nghìn kg thóc. Bác Trương Duyệt nói với phóng viên Tân Hoa Xã rằng, "khoa học-công nghệ là sức sản xuất hàng đầu, bà con chúng tôi cũng phải làm một nông dân mới có kiến thức, có kỹ thuật."
Nhà bác Trương Duyệt ở thôn Dân Hưng, xã Tần Gia, quận Bắc Lâm, thành phố Tuy Hóa, bác từng là kỹ thuật viên trong thôn, hiện đã trồng hơn 3 ha lúa với con trai thứ hai Trương Ngọc Phong, được bà con nông dân địa phương gọi là "vua lúa". Con cả Trương Ngọc Xương 5 năm trước đã nhận khoán hơn 16 ha ruộng lúa từ Phân cục Tam Giang Tổng Cục khai khẩn đất nông nghiệp tỉnh Hắc Long Giang, mỗi năm, sản lượng lúa gần 150 nghìn kg. "Đó mới là hộ trồng lương thực lớn thật sự." Bác Trương Duyệt rất khâm phục con cả.
"Hiện nay công việc đồng áng rất nhẹ nhàng." Nói đến sự cảm nhận làm nông dân những năm gần đây, niềm vui của bác Trương Duyệt lại rạng ngời trên gương mặt. Bác nói, "trước kia, làm đồng áng hoàn toàn dựa vào hai bàn tay, cường độ lao động lớn, bây giờ đã thay đổi rồi, có máy móc nông nghiệp lớn, làm đồng áng không còn mệt như trước nữa, hơn thế nữa, dựa vào chính sách tốt của đảng, bà con nông dân hiện rất nhẹ nhàng khi làm đồng áng."
Báo cáo Đại hội 17 đã nêu rõ, tăng cường chính sách hỗ trợ nông nghiệp và mang lại lợi ích cho nông dân, nghiêm khắc bảo vệ đất canh tác, tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, thúc đẩy khoa học-công nghệ nông nghiệp tiến bộ, tăng cường năng lực sản xuất tổng hợp nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Trên thực tế, thông qua thực thi những chính sách mang lại lợi ích cho nông dân của nhà nước những năm nay, tính tích cực và thu nhập trồng lương thực của nông dân được nâng cao rất nhiều. Năm 2007, nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ nông nghiệp thu mua lúa gạo và lúa mì với giá tối thiểu, tăng cường hơn nữa mức độ hỗ trợ cho sản xuất lương thực. Cục Lương thực nhà nước cho biết, năm nay, vụ thu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng sản lượng, sản xuất lương thực sẽ được mùa trong 4 năm liền.
Tỉnh Hắc Long Giang là "vựa lương thực" của Trung Quốc, sản xuất lương thực đã được mùa trong năm gặp thiên tai. Tổng sản lượng lương thực của tỉnh này năm 2007 là năm thứ hai có sản lượng cao trong lịch sử.
Bác Trương Duyệt nói, "trước kia trồng lương thực phải nộp nhiều loại thuế, tại hai kỳ họp Quốc hội và Chính Hiệp năm 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố sẽ từng bước giảm thuế suất nông nghiệp, xóa bỏ thuế nông nghiệp trong vòng 5 năm. Năm 2006, thuế nông nghiệp có lịch sử hơn 2000 năm đã được xóa bỏ trước thời hạn, đây là việc đáng mừng đối với bà con nông dân."
"Hiện nay, trồng lương thực còn có các loại trợ cấp như trợ cấp trực tiếp, trợ cấp giống tốt, trợ cấp tổng hợp, mỗi mẫu ruộng đất có thể được trợ cấp khoảng 40 nhân dân tệ, nhà chúng tôi còn mua các máy móc nông nghiệp bằng trợ cấp máy móc nông nghiệp, bà con chúng tôi chưa bao giờ được sống những ngày tốt đẹp như vậy." Bác nói như vậy.
Bác Trương Duyệt nói, "trước kia, các cán bộ thôn đều làm việc theo hình thức thu phí, hiện đã chuyển đổi thành hình thức phục vụ, nếu chúng tôi cần kỹ thuật, thì cán bộ cử kỹ thuật viên đến phục vụ; có khó khăn gì, thì cán bộ thôn chủ động tìm kiếm giải pháp; nông dân chúng tôi trồng lúa, cán bộ thôn giúp lập dự án, nuôi cá và cua tại ruộng lúa gạo, mỗi mẫu ruộng có thể tăng thu nhập 200 nhân dân tệ, tính thêm tiền bán lương thực, thu nhập hàng năm nhà tôi có hơn 50 nghìn nhân dân tệ, đây là điều trước kia tôi không dám nghĩ đến."
Bác Trương Duyệt nói, "trong báo cáo Đại hội 17 viết, cần phải dựa vào phát triển quan khoa học, cần phải thúc đẩy khoa học-công nghệ nông nghiệp tiến bộ, chúng tôi đã nhìn thấy nhiều hy vọng hơn. Tôi là hộ thí điểm khoa học-kỹ thuật của xã, những năm gần đây, tôi đã biên soạn các kinh nghiệm học tập trước kia thành tư liệu hướng dẫn, giảng dạy kỹ thuật trồng lúa cho bà con nông dân bằng phát thanh trên mạng, đào tạo mùa đông v.v, đồng thời lôi kéo mấy chục hộ trồng trọt cùng làm giàu."
Bác Trương Duyệt nói với phóng viên rằng, "hiện nay, mỗi năm tôi đều tự phí đến Trường đại học nông nghiệp Đông Bắc tại Cáp Nhĩ Tân tiến hành đào tạo ngắn hạn, để học tập những công nghệ tiên tiến về mặt trồng lúa, phương pháp trồng trọt và bón phân khoa học, rồi vận dụng vào thực tiễn làm ruộng. Có công nghệ tốt, chúng tôi nhất định sẽ sản xuất càng nhiều lương thực chất lượng cao."