Năm 2007, GDP của Trung Quốc đã đột phá 24 nghìn tỷ đồng nhân dân tệ, tăng 11,4 % so với năm 2006, đây là năm tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1995 đến nay. Năm 2007, vốn đầu tư vào tài sản cố định tăng 24,8%, các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển khá nhanh.
Tổng Cục thống kê Nhà nước Trung Quốc ngày 24 cho biết, kinh tế Trung Quốc năm 2007 tăng 11,4% so với cùng kỳ. Đây là tốc độ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng đạt hoặc vượt quá 10% trong 5 năm liền, Tổng Cục trưởng Tổng cục thống kê Nhà nước Trung Quốc Tạ Phục Chiêm mới đây cho biết, kinh tế quốc dân năm 2007 duy trì đà phát triển vững chắc và nhanh chóng. Song ông đồng thời cũng thẳng thắn cho biết, trong quá trình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại rủi ro từ quá nhanh chuyển sang quá nóng, trong thời gian tới sẽ áp dụng biện pháp hơn nữa, phấn đấu thực hiện kinh tế quốc dân phát triển vừa tốt vừa nhanh.
Trong buổi họp báo do Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức vào ngày 24, ông Tạ Phục Chiêm nói, tình hình tổng thể cuả năm 2007 đã có xu thế tốt đẹp.
"Kinh tế quốc dân đã duy trì đà phát triển vững chắc và nhanh chóng, xuất hiện xu thế vận hành tốt đẹp là tăng trương khá nhanh, ưu hóa kết cấu, nâng cao hiệu quả, cải thiện dân sinh."
Theo hạch toán bước đầu, năm 2007, GDP của Trung Quốc đã đột phá 24 nghìn tỷ đồng nhân dân tệ, tăng 11,4 % so với năm 2006, đây là năm tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1995 đến nay. Năm 2007, vốn đầu tư vào tài sản cố định tăng 24,8%, các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển khá nhanh. Trong đó sản xuất lương thực Trung Quốc lần đầu tiên thưc̣ hiện sản lượng tăng liên tục trong 4 năm liền kể từ năm 1985 đến nay.
Đầu tư luôn là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong gần 2 năm qua. Ông Tạ Phục Chiêm nói, mức phụ thuộc vào nước ngoài của Trung Quốc năm 2007 vẫn khá lớn, cho nên tăng trưởng bền vững và nhanh chóng vòng mới càng phải dựa vào nhu cầu tiêu thụ quy mô lớn, trong khi đó vai trò kích cầu vẫn chưa đủ.
Nguyên nhân dẫn đến kích cầu trong nước chưa đủ mạnh là do vật giá tăng với mức khá cao, giá thực phẩm năm 2007 tăng 12,3 %.
Xuất siêu thương mại với kim ngạch khá cao là một nguyên nhân quan trọng khác kích thích kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao. Năm 2007, xuất siêu thương mại Trung Quốc đạt hơn 260 tỷ đô-la Mỹ, tăng 84,7 tỷ đô-la Mỹ so với năm 2006. Những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng biện pháp, nhằm làm dịu tình trạng mất cân bằng về thu chi quốc tế. Ví dụ như Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh hoàn thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm, khuyến khích doanh nghiệp và cá nhân ra nước ngoài đầu tư. Đồng thời yêu cầu không ngừng mở rộng quy mô nhập khẩu.
Xét về việc tăng trưởng kinh tế vẫn tồn tại một số mâu thuẫn và vấn đề như: Những rủi ro từ quá nhanh chuyển sang quá nóng, vật giá tăng nhanh v.v, Chính phủ Trung Quốc đã kịp thời đưa ra hàng loạt biện pháp điều chỉnh vĩ mô. Những biện pháp này bao gồm tăng thuế đối với một số sản phẩm xuất khẩu, hủy bỏ việc hoàn thuế xuất khẩu cho một số sản phẩm, thực thi chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm mang tính tài nguyên và trang thiết bị quan trọng; tăng tỷ lệ vốn tự có của các cơ quan tiền tệ. Đứng trước vấn đề chỉ số giá cả tiêu dùng tăng quá nhanh, Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều biện pháp đảm bảo việc sản xuất và cung ứng thực phẩm trong đó có thịt lợn, ổn định giá sản phẩm hữu quan.
Đối với hướng phát triển kinh tế Trung Quốc năm 2008, ông Tạ Phục Chiêm bày tỏ lạc quan, ông dự đoán kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ duy trì đà phát triển ổn định và nhanh chóng, nhưng cũng không loại bỏ khả năng tốc độ tăng trưởng chậm lại hoặc giảm xuống phần nào. Nhà kinh tế học Trung Quốc Trương Thự Quang cũng cho rằng, trong tình hình kinh tế thế giới sa sút, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng có thể có phần giảm xuống, nhưng vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng 10%. Ông nói:
"Kinh tế Trung Quốc vẫn có thể đạt mức tăng trưởng 10% trong năm nay, nhưng trong tình hình kinh tế thế giới sa sút hiện nay, thì kinh tế Trung Quốc cũng sẽ có phần giảm xuống, thị trường cổ phiếu Trung Quốc cũng chịu sự tác động của thị trường cổ phiếu thế giới".
Năm 2008, vật gía Trung Quốc vẫn đứng trước áp lực khá lớn. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã coi kiềm chế sự leo thang của vật gía là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong kiểm soát vĩ mô năm nay .