Kế hoạch Cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2008-2010 của Bộ được xây dựng trên cơ sở cụ thể hoá các nội dung Chương trình tổng thể, kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 của Chính phủ; Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006-2010; Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 Hội nghị lần thứ năm BCHTW Khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP, ngày 7/11/2007 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; Kế hoạch CCHC giai đoạn 2006-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) và Bộ Thuỷ sản (cũ).
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xây dựng Bộ Nông nghiệp &PTNT hiện đại, đảm bảo sự quản lý, điều hành thông suốt, công khai, minh bạch, dân chủ, hiệu quả, tiến tới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của nông dân, doanh nghiệp, tổ chức về những vấn đề thuộc phạm vị quản lý nhà nước của Bộ, góp phần phát triển ổn định, bền vững của khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ
A. Cải cách thể chế
1. Mục tiêu
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng đơn giản, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp và PTNT, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, các thể chế về nhà nước pháp quyền XHCN và các quy định quốc tế, đồng thời giúp Bộ thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, góp phần ngăn chặn tham nhũng, trì trệ, lãng phí.
2. Nhiệm vụ cụ thể
- Đổi mới quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó thực hiện phân cấp mạnh về quản lý nhà nước cho cấp tỉnh và cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của Ngành;
- Rà soát, sửa đổi, đề nghị sửa đổi theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai các thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, tổ chức;
- Thực hiện việc giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp theo cơ chế “1 cửa” ở tất cả các Cục và tiến tới “1 cửa” liên thông của Bộ.
- Kiểm tra việc thực hiện các văn bản QPPL; đánh giá tác động của pháp luật; thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Xây dựng các quy chế liên quan đến việc xây dựng, lấy ý kiến, ban hành, kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
B. Cải cách tổ chức bộ máy
1. Mục tiêu
Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý ngành Nông nghiệp và PTNT thống nhất, thông suốt từ trung ương đến cơ sở, trong đó tập trung xây dựng nâng cao năng lực các hệ thống quản lý chuyên ngành về trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản; bảo vệ thực vật, thú y; quản lý chất lượng nông, lâm, thuỷ sản, giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi và hệ thống thanh tra chuyên ngành; nghiên cứu đề xuất mô hình Bộ quản lý vĩ mô.
2. Nhiệm vụ cụ thể
- Đẩy mạnh phân cấp, nhất là phân cấp về quản lý đầu tư XDCB, quản lý cán bộ, tài chính, tài sản, chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật các lĩnh vực chuyên ngành; làm rõ quyền hạn, trách nhiệm giữa Bộ với các Cục; giữa Bộ với cấp tỉnh; giữa Cục với Vụ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng Bộ quản lý vĩ mô, một số nhiệm vụ quản lý nhà nước được chuyển sang dịch vụ công và xã hội hoá thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Xây dựng và trình đề án thành lập các tổ chức theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức ngành tại địa phương.
- Giao quyền tự chủ cho các đơn vị dịch vụ công và đơn vị sự nghiệp KHCN thuộc Bộ theo các quy định của Chính phủ.
- Tổ chức sắp xếp các trường theo quy hoạch hệ thống trường thuộc Bộ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015.
- Tiếp tục triển khai bước 2 sắp xếp các Viện nghiên cứu khoa học theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng thí điểm một số mô hình mới về quản lý hành chính và dịch vụ công: mô hình quản lý dựa trên kết quả (PMS), mô hình cung cấp kiến thức pháp luật, khuyến nông và dịch vụ công.
Xem văn bản:>>
Quyết định số 53/QĐ-BNN-VP
>> Phụ lục