Truy tìm cội nguồn của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu

19/05/2008

Năm 2007, giá trị sản lượng của ba loại cây trồng như ngô, đậu và lúa mì của Mỹ đã đạt 92,6 tỷ đô la Mỹ. Mỹ cũng là nước xuất khẩu 3 loại lương thực trên đây lớn nhất, nhưng một nửa giá trị sản lượng nắm trong tay các thương gia mua nông sản phẩm trả chậm. Sau khi dòng vốn đầu cơ liên tiếp đẩy giá cả nông sản phẩm như đậu nành tới mức kỷ lục, giá thành nhập khẩu của các nước đang phát triển đã tăng gấp bội, người tiêu dùng cuối cùng phải trả tiền, người dân nghèo khó có thu nhập ít ỏi rất có thể rơi vào hoàn cảnh đói nghèo.

Từ đầu năm 2008 đến nay, cuộc khủng hoảng lương thực đã hoành hành trên thế giới, Mỹ được tôn vinh là Vựa thóc thế giới cũng không ngoại lệ. Gần đây, hai tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Mỹ đột nhiên tuyên bố áp dụng biện pháp đặc biệt, hạn chế số lượng mua gạo của khách hàng. Việc hạn chế số lượng mua thực phẩm là hiện tượng hiếm thấy tại Mỹ. Trong khi đó, tại đông đảo các nước đang phát triển, tác động của cuộc khủng hoảng lương thực càng rộng rãi và sâu sắc hơn. Tại Cai-rô, thủ đô Ai-cập, người dân cần phải xếp hàng dài để mua bánh mì giá rẻ do Chính phủ trợ cấp. Tại Ha-i-ti, bấp bênh xã hội do cuộc khủng hoảng lương thực gây nên đã buộc Thủ tướng phải từ chức. Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Can cho biết, giá lương thực tăng lên sẽ khiến biết bao người trên thế giới rơi vào cảnh đói nghèo.

Truy tìm cội nguồn của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, chúng ta sẽ phát hiện, nhân tố ngắn hạn và nhân tố dài hạn đan xen nhau, nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong đều tồn tại.

Trước hết, sự gia tăng nhu cầu lương thực một mặt là do sự tăng trưởng của dân số các nước đang phát triển và cơ cấu thực phẩm được nâng cấp, mặt khác là do một số nước sản xuất nhiên liệu sinh học bằng lương thực với khối lượng lớn. Trong hai năm qua, giá dầu mỏ quốc tế đã tăng với mức lớn. Là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, cuối năm 2007, Mỹ đã thông qua dự luật năng lượng mới để khuyến khích tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học, dự đoán đến năm 2022 sẽ tăng lên tới 36 tỷ gallon. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán, 1/3 sản lượng ngô của Mỹ trong những năm tới sẽ dùng để sản xuất ê-ta-nôn. Hiện tượng tranh giành lương thực giữa xe hơi với con người đang ngày càng dữ dội. Chuyên gia Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cho rằng, cây trồng nông nghiệp cần phải trước tiên được dùng để giải quyết vấn đề đói nghèo chứ không phải sản xuất nhiên liệu sinh học. Việc Mỹ và một số nước khác dùng vài chục triệu tấn ngô và đậu nành sản xuất nhiên liệu ê-ta-nôn, rõ ràng là thảm hoạ đối với người dân đói nghèo.

Thứ hai, những nền kinh tế phát triển như Mỹ và Liên minh châu Âu trợ cấp mạnh cho nông nghiệp, luôn là một trong những vấn đề nan giải của nông nghiệp và lương thực thế giới.

Hiện nay, Chính phủ và Quốc hội Mỹ đang "mặc cả kỳ kèo"đối với dự luật Nông nghiệp mới. Xét từ dự luật nông nghiệp với thời hạn 5 năm mà Mỹ đã thông qua năm 2002, Mỹ hàng năm trợ cấp hàng chục tỷ đô la Mỹ cho nông nghiệp. Liên minh châu Âu cũng không phải ngoại lệ. Trong vòng đàm phán Đô-ha của Tổ chức Thương mại Thế giới, các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Liên minh châu Âu v v...kiên trì chính sách trợ cấp nông nghiệp với mức lớn, đương đầu với các nước đang phát triển, dẫn đến vòng đàm phán Đô-ha rơi vào tình trạng bế tắc.

Trợ cấp nông nghiệp với mức lớn của các nước giầu có đã tác động mạnh mẽ tới ngành nông nghiệp của các nước đang phát triển, điều kiện thương mại của các nước này xấu đi, thậm chí khiến các nước nông nghiệp vốn đã nghèo ngày càng nghèo. Ví dụ như châu Á, các nước châu Á sản xuất nhiều loài cây trồng ép dầu như đậu, lạc, hạt hướng dương. Từ năm 1995, các chủ trang trại Mỹ dựa vào khoản tiền trợ cấp kếch sù của chính phủ xuất khẩu đậu với giá rẻ. Giá đậu trên thị trường thế giới luôn giữ ở mức thấp, khiến đời sống của nông dân trồng đậu khổ cực hết chỗ nói. Kết quả của cuộc cạnh tranh không công bằng là sản xuất đậu của châu Á từng bước co hẹp lại. Những nước xuất khẩu đậu lớn đã trở thành nước nhập khẩu.

Cuối cùng, đầu cơ thị trường làm méo mó giá cả. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã liên tiếp giảm lãi suất và bơm ra nhiều dòng vốn nóng để ứng đối với khủng hoảng cho vay thế chấp thứ cấp , vì thị trường chứng khoán của Mỹ ảm đạm và đồng đô la Mỹ suy yếu, dòng vốn đầu cơ đẩy giá các mặt hàng buôn bán với khối lượng lớn nhằm thu hút càng nhiều dòng vốn đổ vào để kiếm lời. Theo Báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Citi Bank đầu tháng 4, quý một năm nay đã có dòng vốn mới 70 tỷ đô la Mỹ đổ vào thị trường hàng hoá khối lượng lớn bao gồm dầu mỏ, kim loại và nông sản phẩm. Giá nông sản phẩm trả chậm đã xuất hiện hiện tượng tăng vọt và bấp bênh mạnh mẽ. Năm 2007, giá trị sản lượng của ba loại cây trồng như ngô, đậu và lúa mì của Mỹ đã đạt 92,6 tỷ đô la Mỹ. Mỹ cũng là nước xuất khẩu 3 loại lương thực trên đây lớn nhất, nhưng một nửa giá trị sản lượng nắm trong tay các thương gia mua nông sản phẩm trả chậm. Sau khi dòng vốn đầu cơ liên tiếp đẩy giá cả nông sản phẩm như đậu nành tới mức kỷ lục, giá thành nhập khẩu của các nước đang phát triển đã tăng gấp bội, người tiêu dùng cuối cùng phải trả tiền, người dân nghèo khó có thu nhập ít ỏi rất có thể rơi vào hoàn cảnh đói nghèo.


Tin khác