Ông Áp-ba-si-an, chuyên gia của Cục Thương mại và Thị trường Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc nhìn nhận về thực tế cuộc khủng hoảng lương thực giá lương thực leo thang mang tính toàn cầu hiện nay.
Trong thời gian gần đây, giá lương thực đã liên tiếp tăng mạnh, khiến cộng đồng quốc tế xuất hiện sự lo ngại đối với an ninh lương thực, "khủng hoảng lương thực " đã trở thành đề tài mà người ta bàn luận sôi nổi hiện nay. Thời gian qua, giá lương thực và giá dầu đã cùng lúc trở thành tiêu điểm quan tâm nhất của cộng đồng quốc tế, một số tổ chức quốc tế thậm chí bi quan cho rằng, khủng hoảng lương thực toàn cầu đã xuất hiện. Trước vấn đề này, ông Áp-ba-si-an, chuyên gia của Cục Thương mại và Thị trường Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc lại có sự nhìn nhận khác.
"Ông Áp-ba-si-an nói, liệu chúng ta đã rơi vào khủng hoảng lương thực mang tính Toàn cầu hay chưa? Nếu so sánh với nạn đói nghiêm trọng mang tính Thế giới năm 1973, thì hiện nay chưa phải đã xuất hiện khủng hoảng lương thực Toàn cầu. Bởi vì năm 1973, cho dù muốn mua lương thực cũng chẳng có mà mua. Về mặt cung cấp, hiện nay chúng ta có đủ số lượng lương thực." Phân tích nguyên nhân giá lương thực tiếp tục leo thang gần đây, ông Áp-ba-si-an cho rằng:
"Giá lương thực tăng cao trước tiên là do thiên tai, khiến các nước xuất khẩu lương thực giảm sản lượng, lương thực dự trữ trên Thế giới không đủ. Hai là giá dầu lên cao là một nhân tố quan trọng đã tác động tới giá thành sản xuất và cước phí vận chuyển lương thực. Ông Áp-ba-si-an nói, sự rối loạn trên thị trường có rất nhiều nguyên nhân, từ thời tiết đến đồng đô-la Mỹ sụt giá, từ giá dầu không ngừng tăng lên đến thị trường tiền tệ không ổn định. Thực ra những nhân tố đó không có quan hệ trực tiếp với giá lương thực, nhưng lại khiến tình hình hiện nay trở nên hết sức phức tạp, dẫn đến giá lương thực không ổn định."
Một số dư luận cho rằng, việc trồng cây nông nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học trên diện tích lớn chính là "thủ phạm" dẫn đến giá lương thực leo thang, ông Áp-ba-si-an cũng có quan điểm khác trên vấn đề này, ông cho rằng, đây quả là nguyên nhân quan trọng dẫn đến giá lương thực tăng cao trong năm nay, song đây lại không phải là nguyên nhân chính. Ông bác lại luận điệu về các nền kinh tế mới như Trung Quốc, Ấn Độ v.v nhập khẩp lượng lương thực lớn đã kéo giá lương thực lên cao. Ông nói:
"Trung Quốc và Ấn Độ không những đã cơ bản đảm bảo tự cấp lương thực, mà còn có thể xuất khẩu một phần lương thực. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc không cần phải lo ngại trước luận điệu kinh tế các nước đó phát triển nhanh chóng đã gây nên khủng hoảng, đó là những lời nói hoàn toàn không có căn cứ. Nhu cầu tăng của hai nước đó có hai nguyên nhân chủ yếu, đó là tăng dân số và tăng thu nhập". Nhưng sự tăng trưởng và nhu cầu đó lại thu hút đầu tư nông nghiệp, đã kích thích sản xuất nông nghiệp của một số nước, cho nên đây lại là một việc làm rất tốt, ông Áp-ba-si-an còn đánh giá cao hàng loạt chính sách của Chính phủ Trung Quốc nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Ông nói:
"Tôi cho rằng chính sách nông nghiệp của Trung Quốc cho đến thời điểm này vẫn rất tốt. Về tăng sản lượng mà nói, Trung Quốc đã dốc sức thực hiện tự cấp lương thực, ứng đối vấn đề tài nguyên nước và đất. Về mặt chính sách trước nhu cầu tăng lên về rau quả , Trung Quốc cũng thu được thành tích rất nổi bật. Năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã nâng giá thu mua, khuyến khích nông dân tăng sản, những biện pháp trên đều có tác dụng tích cực''.
Vấn đề người ta quan tâm nhất hiện nay chẳng qua là làm thế nào để kéo giá lương thực xuống. Ông Áp-ba-si-an cho rằng, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc dự đoán, sản lượng lương thực năm nay sẽ có phần tăng lên. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, giá lương thực sẽ giảm vào mùa hè năm nay. Thế nhưng tốc độ giảm không mạnh lắm, giá lương thực bấp bênh cũng có thể kéo dài đến năm 2009. Ông Áp-ba-si-an nói, đối với Liên Hợp Quốc và các Tổ chức Quốc tế khác mà nói, điều quan trọng là rút ra bài học từ những việc đã xảy ra, tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giải quyết những vấn đề này, nếu như bỏ mặc mà không tích cực bắt tay hành động thì cuối cùng sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.